9
/
122222
Bé 8 tuổi tử vong do dì ghẻ bạo hành: Chúng ta đang sống quá bàng quan?
be-8-tuoi-tu-vong-do-di-ghe-bao-hanh-chung-ta-dang-song-qua-bang-quan
news

Bé 8 tuổi tử vong do dì ghẻ bạo hành: Chúng ta đang sống quá bàng quan?

Thứ 3, 28/12/2021 | 11:48:54
3,434 lượt xem

Chuyện đau lòng đó lại xảy ra, một đứa trẻ bị bạo hành, nhưng lần này là đến chết mà không có ai cứu...

Mỗi khi có một sự việc liên quan đến một đứa trẻ nào đó đang ở đâu đó trong xã hội này bị bạo hành, lòng tôi đều thắt lại. Bởi tôi là một người mẹ, dành tình yêu thương vô hạn cho các con của mình và mong muốn bảo vệ chúng khỏi mọi bất trắc rủi ro, hiểm nguy trong cuộc sống.

Sợ hãi lớn nhất của người làm mẹ là con cái mình bị tổn thương. Khi một đứa trẻ lâm vào cảnh bị người lớn bạo hành, tổn hại thân thể, tôi thường nghĩ "trời ơi đứa trẻ đó cũng đang ở lứa tuổi giống như con mình, không có khả năng tự bảo vệ giống như con mình, nó đã phải trải qua những điều khủng khiếp đó như thế nào, cô độc trong nỗi đau đớn, sợ hãi đến mức nào, bố mẹ nó ở đâu, những người lớn khác ở đâu?".

Chuyện đau lòng đó lại xảy ra, một đứa trẻ bị bạo hành, nhưng lần này là đến chết mà không có ai cứu. Sự việc đã không kịp phanh phui trên mặt báo, trên cộng đồng mạng trước khi có thể giữ được cho em bé 8 tuổi mạng sống. Người ta nói rằng những người hàng xóm của gia đình nơi em bé đang ở đều biết về sự ầm ĩ quát mắng của người lớn trong nhà đối với em, nhưng không can thiệp hoặc sự can thiệp ở mức yếu ớt, biết rồi thôi, góp ý rồi thôi.

Mẹ của em một năm sau khi ly hôn chồng và phân chia quyền nuôi con, nhận nuôi đứa con bé, giao lại em cho bố, cũng đã không quyết liệt hơn trong việc đòi quyền tới thăm con, mỗi khi muốn tới thăm con phải liên hệ trước với người tình của chồng (?).

Trong một bức ảnh trang trí cây thông Noel em bé chụp cùng bố và người tình của bố, người ta cũng thấy những vết bầm tím trên chân, tay của em - dấu vết nghi bị bạo hành. Nhưng đã không có một sự can thiệp đúng mức, một sự tiếp cận nào được thực hiện cả.

Tiếng khóc, tiếng kêu cứu của em bé đã chìm giữa thái độ bàng quan của chính những người xung quanh, từ người cha vô lương tâm, người mẹ yếu thế, hàng xóm, cộng đồng, những người có thể đã nghĩ rằng "không phải việc của mình", "chỉ là dạy con thôi mà, chắc chẳng có vấn đề gì đâu" trong văn hóa "đóng cửa bảo nhau" của người Việt...

Nếu có một tiếng nói bảo vệ mạnh mẽ hơn vang lên cùng với những hành động quyết liệt hơn nhằm can thiệp ngay từ khi có những dấu hiệu của bạo hành, có lẽ chúng ta đã không phải đánh đổi bằng cảnh tượng đau lòng ngày hôm nay: Chỉ biết đến khi em bé vĩnh viễn không còn có thể kêu cứu được nữa.

Bé 8 tuổi tử vong do dì ghẻ bạo hành: Chúng ta đang sống quá bàng quan? - 1

Người dân ở khu chung cư làm lễ tưởng niệm cháu bé (Ảnh: Tôi là dân Bình Thạnh).

Tôi còn nhớ trong một sự việc ở chung cư nơi mình sinh sống, gần nửa đêm, một người dân phản ánh trên nhóm chung của cư dân về tiếng kêu "Mẹ ơi, cứu con với", tiếng la khóc rên rỉ phát ra đâu đó trong một căn hộ thuộc tầng.

Nhiều giả thuyết được đưa ra trên hội nhóm chung cư, không ngoại trừ cả giả thuyết ai đó đang bị đánh đập, bạo hành, tổn hại thân thể vì tiếng khóc rất thê thiết. Dù không xác định rõ được căn hộ, chỉ có âm thanh trong đoạn video clip được quay, nhưng rất nhiều cư dân của chung cư đã chung tay làm những việc cần làm, như gọi điện báo ban quản lý cử bảo vệ lên kiểm tra, cùng nhau đi khắp tầng 12 gõ cửa từng nhà để xác định nguồn âm thanh kêu cứu, xác minh sự việc và sẵn sàng can thiệp nếu có dấu hiệu của bạo hành.

Ngay trong đêm, nhiều nhà vẫn còn thức và tụ tập trước cửa căn phòng được xác định là nguồn xảy ra sự việc. Thật may không có vụ bạo hành nào xảy ra cả, chỉ là chị chủ nhà tối đó uống say, chưa bao giờ rơi vào cảm giác say nôn nao khó chịu như vậy nên khóc lóc gọi mẹ. Trời đêm yên tĩnh, tiếng khóc mới trở nên vang vọng đáng sợ như vậy. Một sự việc không đến mức trầm trọng nhưng "gỡ" xong cũng khiến cư dân thở phào.

Điều tôi muốn nói ở đây là: Ít ra sự quan tâm quyết liệt cũng giúp chúng ta tìm ra ngọn nguồn vấn đề và ngăn chặn được sự việc đáng tiếc nếu nó thực sự xảy ra.

Cũng giống như vụ việc em bé 8 tuổi bị người tình của bố bạo hành, nếu những tiếng nói, hành động bảo vệ em quyết liệt hơn, thì có lẽ hôm nay chúng ta đã không phải chứng kiến một sự việc quá đau lòng đến thế.

Một đứa trẻ nếu được bảo vệ bằng nhiều, rất nhiều bàn tay và tấm lòng, thì ít ra cũng cần ngần ấy thế lực mới có thể tổn hại được đến nó. Tiếc rằng, những người bảo vệ em bé xấu số này quá ít, gần như là bằng 0.

Theo Huyền Anh/Dân trí

https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/be-8-tuoi-tu-vong-do-di-ghe-bao-hanh-chung-ta-dang-song-qua-bang-quan-20211228095135184.htm 

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
270 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
305 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
353 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
439 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
837 lượt xem