24
/
55013
Giới quan sát đổ dồn chú ý vào sự xuất hiện của Trump ở APEC
gioi-quan-sat-do-don-chu-y-vao-su-xuat-hien-cua-trump-o-apec
news

Giới quan sát đổ dồn chú ý vào sự xuất hiện của Trump ở APEC

Thứ 6, 10/11/2017 | 13:58:12
570 lượt xem

Sự hiện diện của Tổng thống Trump tại Hội nghị cấp cao APEC được chú ý sau khi Mỹ rút khỏi TPP.

"Có hai điểm nổi bật của APEC năm nay, đó là sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Trump cùng thách thức ông nêu lên với thương mại khu vực và Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có Mỹ", bà Deborah Elms, Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại châu Á, Singapore, đánh giá khi trao đổi với VnExpress về Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng. 

Bà Elms lưu ý vấn đề chính ở APEC năm nay là đối phó với một chương trình nghị sự của Mỹ về chính sách thương mại rất khác, hướng nội nhiều hơn và tập trung vào các thoả thuận song phương, chứ không phải thương mại khu vực. Các nhà lãnh đạo cũng cần xem xét APEC có thể làm gì khi Mỹ, một thành viên quan trọng, "không mặn mà với hội nhập".

Tổng thống Mỹ Donald Trump khi dự APEC được cho là sẽ đưa ra chính sách của Mỹ với khu vực. Ảnh: Rollingstone.

Cũng nêu bật sự xuất hiện của Tổng thống Trump tại APEC, ông Murray Hiebert, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ, cho biết, ông Trump đến APEC trong bối cảnh Washington rút khỏi TPP, đe dọa rút khỏi Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc và "soi xét" 16 nước có thặng dư thương mại với Mỹ. 

"Các nền kinh tế thành viên APEC sẽ theo dõi sát bài phát biểu của Tổng thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit), tìm kiếm dấu hiệu Mỹ tiếp tục can dự vào châu Á - Thái Bình Dương như thế nào", ông Hiebert nói.

Bày tỏ mối quan ngại tương tự, Giáo sư Gary Hawke, Giáo sư Đại học Victoria Wellington, New Zealand, cho rằng các nền kinh tế APEC năm nay phải đối diện thách thức duy trì hội nhập kinh tế khu vực khi Mỹ đứng ngoài. Các nền kinh tế thành viên cũng cần thúc đẩy chương trình nghị sự sau 2020 và Khu vực Tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

"Vấn đề chính là vai trò tương lai của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Chính quyền của Trump đã thể hiện rõ không ủng hộ các thể chế đa phương. APEC mà không có vai trò lãnh đạo của Mỹ là điều chưa được kiểm chứng", ông Hawke nói.

Giáo sư Peter Drysdale, Đại học quốc gia Australia, cho rằng tại APEC, các lãnh đạo châu Á phải khẳng định rõ ưu tiên đối với các giải pháp đa phương với các vấn đề của thương mại toàn cầu, cần thể hiện thiện chí hành động để giải quyết chúng. Các nền kinh tế thành viên cũng cần mở ra đối thoại thẳng thắn giữa các lãnh đạo APEC về việc bảo đảm những lợi ích thương mại công bằng trong quốc gia của họ.

Trên cơ sở sự thay đổi quan điểm của Mỹ, Giáo sư Hawke ở New Zealand cho rằng sẽ khó có tiến triển đáng kể với FTAAP. 

"TPP 11 dự kiến sẽ có một danh sách dài những điều khoản bị loại trừ tạm thời, cho thấy sự vắng bóng của Mỹ. Các thoả thuận sẽ khó rõ ràng", ông Hawke nói.

Tuy nhiên, bà Elms, Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại châu Á, lại có cái nhìn khác lạc quan rằng 11 nước sẽ đạt được Hiệp định trong cuộc họp APEC.

"Không có nơi nào và lúc nào tốt hơn để thông qua TPP, hơn là cuộc họp ở Việt Nam", bà Elms nói.

Một vấn đề khác thu hút sự chú ý của dư luận tại APEC năm nay là sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc. Ông Hiebert dự đoán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nêu bật sáng kiến là cách tăng kết nối với Đông Nam Á. Giáo sư Hawke cho rằng sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc dù không nằm trong chương trình chính thức của APEC, nhưng sẽ được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thảo luận về kết nối, hợp tác, cơ sở hạ tầng. 

Ông Hiebert ở CSIS dự báo năm nay APEC sẽ tập trung thúc đẩy thương mại số (digital trade). Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về các rào cản với thương mại số, trông đợi các lãnh đạo APEC nhận dạng những rào cản để giúp phát triển kinh tế số ở mức cao nhất.

"APEC là diễn đàn có một không hai, ở đó khu vực công và tư có thể tạo ra những tiến bộ vững chắc, thực chất về vấn đề chính sách, ảnh hưởng tới toàn khu vực. Năm nay cũng không phải là một ngoại lệ", bà Monica Whaley, Chủ tịch Trung tâm quốc gia APEC, Mỹ cho biết.

Bà Whaley cho rằng bài phát biểu của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, đưa ra tầm nhìn của Việt Nam và vai trò trong khu vực với tăng trưởng, thương mại và đầu tư.

"Kể từ lần đầu tiên tổ chức APEC năm 2006, Việt Nam đã biến chuyển đáng kinh ngạc thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Những con số gần đây cho thấy thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế APEC chiếm 79% tổng thương mại của đất nước. Chúng ta lạc quan rằng bằng việc tổ chức thành công APEC ở Đà Nẵng, Việt Nam cũng như toàn khu vực sẽ thu hút được đầu tư nhiều hơn nữa", bà Whaley cho biết.

Theo Việt Anh/ Vnexpress

  • Từ khóa

Thủ tướng Campuchia nói kênh đào Phù Nam Techo lợi cho toàn dân

Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định mọi người dân sẽ hưởng lợi từ kênh đào Phù Nam Techo chứ không phải riêng gia đình ông hoặc ai khác.
16:05 - 29/04/2024
94 lượt xem

Căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã “đối đầu” với tàu chở chính trị gia Nhật Bản tại vùng biển mà cả hai nước đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa...
09:59 - 29/04/2024
217 lượt xem

Tổng thống Mỹ nhắc rõ quan điểm về chiến dịch Rafah với Thủ tướng Israel

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về kế hoạch tấn công thành phố Rafah, thỏa thuận con tin...
08:37 - 29/04/2024
250 lượt xem

Lốc xoáy càn quét thành phố Trung Quốc, ít nhất 5 người chết, 141 nhà máy hư hại

Ít nhất 5 người thiệt mạng, 33 người khác bị thương sau khi cơn lốc xoáy càn quét thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ngày 27-4.
15:18 - 28/04/2024
680 lượt xem

Các nước ồ ạt cam kết gửi vũ khí 'khủng' cho Ukraine

Các nước phương Tây đồng loạt công bố những khoản viện trợ lớn cho Ukraine giữa lúc nước này hứng chịu đợt tấn công mạnh của Nga.
07:13 - 28/04/2024
862 lượt xem