4
/
89789
VCCI: Nên cho xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế "cứu" ngành dệt may
vcci-nen-cho-xuat-khau-khau-trang-quan-ao-bao-ho-y-te-cuu-nganh-det-may
news

VCCI: Nên cho xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế "cứu" ngành dệt may

Thứ 2, 13/04/2020 | 18:33:28
390 lượt xem

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Vũ Tiến Lộc vừa có 7 đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó có kiến nghị cho phép xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế để cứu ngành dệt may.

Cụ thể, góp ý vào dự thảo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cả nước (dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4/2020), Chủ tịch VCCI đề nghị cho phép xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế để giúp giải cứu ngành dệt may trong bối cảnh khó khăn.

VCCI: Nên cho xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế cứu ngành dệt may - 1

VCCI đề xuất cho xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế để giải cứu ngành dệt may

Ông Lộc cho rằng: "Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong ngành, sản xuất khẩu trang đang là cỗ máy in tiền thời dịch bệnh. Công suất sản xuất khẩu trang của chúng ta là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu nội địa, đơn hàng thế giới tăng nhanh, nhưng quy định cấm xuất khẩu khẩu trang đang bó tay bó chân doanh nghiệp".

Đại diện của tổ chức doanh nghiệp Việt Nam cho biết: Chính phủ cần gỡ bỏ quy định này để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

"Đối với quần áo bảo hộ và một số thiết bị vật tư y tế khác cũng cần ưu tiên bảo đảm yêu cầu trong nước. Nhưng cần tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới với điều kiện bảo đảm tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật", ông Lộc nói.

Ông này cho rằng: "Đừng để doanh nghiệp ta không phải là “trâu chậm “nhưng vẫn phải” uống nước đục” vì rào cản cơ chế".

Theo ông Lộc, vấn đề này cũng xảy ra đối với ngành sản xuất thiết bị và vật tư y tế. Vì vậy, cần tháo gỡ vướng mắc, cởi bỏ các rào cản để cho doanh nghiệp Việt phát triển, tránh tình trạng doanh nghiệp chưa khó vì dịch bệnh đã khó về cơ chế.

"Đề nghị chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng y tế trong khi thế giới có nhu cầu cao", ông Lộc nói.

Theo tiến sĩ Lộc, thời dịch doanh nghiệp cũng phải khẩn trương như thời chiến. Ở mọi cấp độ kinh doanh, quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp phải “trong nốt nhạc”, vì vậy các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững, vượt khỏi khó khăn".

Cộng đồng doanh nghiệp mong cải cách thể chế sẽ được đầy mạnh trong những tháng tới đây để làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau này.

Theo An Linh/Dân trí


  • Từ khóa

Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng'

Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
09:23 - 24/11/2024
81 lượt xem

Giá vàng hôm nay 23.11.2024: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng

Sau 2 tuần giảm, giá vàng tuần qua đã tăng mạnh, khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Một số dự báo trong tuần tới, giá vàng sẽ tiếp...
08:32 - 24/11/2024
89 lượt xem

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
481 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
658 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
954 lượt xem