4
/
84747
Xuất khẩu năm 2020: Sức bật mới từ các Hiệp định FTA
xuat-khau-nam-2020-suc-bat-moi-tu-cac-hiep-dinh-fta
news

Xuất khẩu năm 2020: Sức bật mới từ các Hiệp định FTA

Thứ 6, 03/01/2020 | 13:51:46
420 lượt xem

Với hàng loạt FTA thế hệ mới có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ.

Năm 2019, với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, tạo nên con số xuất siêu 10 tỷ USD và kim ngạch 2 chiều đạt trên 500 tỷ USD đầy ấn tượng. 

Góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu năm 2019 là nhóm hàng công nghiệp chế biến, ước đạt 222,172 tỷ USD, chiếm khoảng 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong 34 nhóm hàng công nghiệp chế biến chủ yếu, có tới 26 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trở lên, có 8 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD và 3 nhóm hàng đạt trên 30 tỷ USD.

Chỉ rõ những thuận lợi tạo nên kim ngạch xuất khẩu ấn tượng trong năm 2019, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, những năm gần đây, các thủ tục cũng như các điều kiện trong đầu tư kinh doanh liên quan lĩnh vực xuất - nhập khẩu đã được cắt giảm rất nhiều.

xuat sieu 10 ty do chua phai da la suc canh tranh thuc chat cua dn viet nam hinh 1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Đặc biệt thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để cùng DN đề xuất các biện pháp xử lý những vướng mắc trong công tác xuất-nhập khẩu. “Bộ cũng đã tăng cường các biện pháp hiện đại hóa công tác cải cách thủ tục hành chính, đưa các thủ tục hành chính lên dịch vụ công trực tuyến cũng như kết nối một cửa quốc gia để giảm hơn nữa chi phí cũng như thời gian cho DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu”, bà Trang cho biết.

Đánh giá cao tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu năm 2019, song các chuyên gia kinh tế vẫn nhìn nhận, trước mắt sẽ còn rất nhiều yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, khi xung đột thương mại vẫn có diễn biến phức tạp, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đối diện với những khó khăn thách thức.

PGS.TS. Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết sẽ là ẩn số rất khó lường đối với hoạt động thương mại toàn cầu trong đó có Việt Nam.

“Việt Nam cần phải tỉnh táo phân tích để tránh những bất lợi, cố gắng thu về cho mình những lợi ích từ xung đột thương mại giữa các quốc gia lớn. Đặc biệt, Việt Nam cần hết sức lưu ý đến vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa; đầu tư cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tạo thương hiệu hàng hóa tầm cỡ thế giới. Ngoài ra, những rào cản xuất nhập khẩu dù đã được cải thiện nhưng vẫn cần cải thiện hơn trong thời gian tới”, PGS.TS. Phạm Tất Thắng cho biết.

Năm 2020, để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước 6,8%, ngành Công Thương đã đặt ra mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7 - 8% so với năm 2019; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 2%.

Nhiều DN nghiệp cho biết, năm 2020, các FTA thế hệ mới CPTPP, EVFTA… được coi là “tấm vé” thông hành để các DN Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trường lớn, thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Song, để tận dụng được lợi thế từ các FTA mang lại, các DN cần phải tự đổi mới, thay đổi tư duy, coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường.

Nỗ lực từ doanh nghiệp

Là doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may tới trên 60 quốc gia trên thế giới, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, từ nhiều năm nay tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của DN đã chiếm từ 33-40% vào thị trường EU. Điều đáng nói là khi sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU sẽ có cơ hội đi tiếp vào thị trường của nhiều quốc gia khác, do đó, mục tiêu hướng tới của DN sẽ tập trung nhiều vào thị trường này.

Để chuẩn bị sản phẩm tốt hơn cho thị trường rộng nhưng đầy khó tính như EU, ông Việt cho hay, DN luôn xác định tâm thế phải coi người lao động là yếu tố quan trọng nhất. Những năm gần đây, May 10 luôn làm mọi cách để duy trì và tăng thêm lực lượng lao động và tạo điều kiện để người lao động có môi trường làm việc tốt nhất.

“Nguồn nhân lực là quan trọng nhất, không có lao động thì sẽ không nói hay làm được việc gì khác”, ông Việt nói và cho biết, trong những năm qua, dù May 10 cũng nằm trong số nhiều DN ngành dệt may gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng, nhưng bất kể trong hoàn cảnh nào, DN vẫn xác định việc đầu tiên vẫn là uy tín của thương hiệu.

“Hiện nay, thị trường chính của DN tại châu Âu vẫn chủ yếu nằm ở các quốc gia như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy, nếu EVFTA có hiệu lực, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của May 10 vào thị trường châu Âu sẽ tăng. Hiện nay, mức thuế xuất khẩu các sản phẩm của DN vào châu Âu vẫn đang là 12%, nhưng nếu khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất sẽ về 0% và theo lộ trình còn có thể giảm nhiều dòng thuế khác”, ông Việt kì vọng.

xuat sieu 10 ty do chua phai da la suc canh tranh thuc chat cua dn viet nam hinh 2

Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng trong trong bức tranh xuất khẩu Việt Nam năm 2019.

Theo ông Nguyễn Minh Kế, Giám đốc Công ty CP Nhôm Sông Hồng, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nhôm Việt Nam, để đáp ứng được các tiêu chuẩn phi kinh tế từ phía EU cần phải có một quá trình nỗ lực lớn từ chính các DN.

“DN của EU quan tâm đến cả điều kiện làm việc của người lao động, mức lương cũng như bữa ăn tập thể để làm cơ sở đánh giá và cộng điểm. Qua quá trình kiểm tra, có DN chỉ đạt 450/1.000 điểm nên mặc dù sản phẩm có chất lượng đảm bảo và giá cả phù hợp, nhưng những tiêu chí phi kinh tế chưa đạt nên DN không kí được hợp đồng”, ông Kế chia sẻ kinh nghiệm.

Với kinh nghiệm của mình, ông Kế lưu ý, khi EVFTA được thực thi sẽ xuất hiện hai “mặt trận” giữa các DN trong nước cạnh tranh với nhau và giữa các DN trong nước và các DN nước ngoài. Trong đó, các DN trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ các DN nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu, khi khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam so với các nước khác còn rất yếu cả về nguồn lực lẫn đầu tư công nghệ và cả kinh nghiệm sản xuất.

“Do đó, để có được sự thúc đẩy cạnh tranh và thành công, các DN trong nước rất cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nhôm của Việt Nam còn rất non trẻ, công nghệ chưa phải là xuất sắc”, ông Kế đề xuất.

Để tận dụng tốt nhất cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong thương mại và mở rộng thị trường, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, sau khi EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU đang đẩy mạnh quy trình, thủ tục để tiến tới phê chuẩn hiệp định sớm nhất có thể.

“Bộ Công Thương đang thực hiện song song cả việc xây dựng hồ sơ để trình Chủ tịch nước phê chuẩn EVFTA và cũng đang dự thảo chương trình hành động về thực thi hiệp định  này. Chương trình hành động sẽ được trình kèm hồ sơ”, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho hay./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-nam-2020-suc-bat-moi-tu-cac-hiep-dinh-fta-995264.vov

  • Từ khóa

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị...
20:51 - 01/11/2024
160 lượt xem

Bộ Công Thương: Sẽ chặn cửa các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới vi phạm

Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt như xem xét chặn truy cập từ Việt Nam...
16:20 - 01/11/2024
273 lượt xem

9 tháng, lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt gần 6.300 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt...
14:30 - 01/11/2024
321 lượt xem

Giá vàng hôm nay 1.11.2024: Vàng nhẫn bốc hơi nửa triệu đồng sau một đêm

Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống trong khi vàng miếng SJC tiếp tục đứng yên bất chấp thế giới sụt giảm.
09:18 - 01/11/2024
450 lượt xem

Hàn Quốc ký hợp đồng dầu khí với Kuwait giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông

Hàn Quốc ngày 31.10 vừa ký thỏa thuận chiến lược về dự trữ dầu thô với Kuwait để lưu trữ 4 triệu thùng dầu của quốc gia Trung Đông này tại thành phố công...
09:02 - 01/11/2024
452 lượt xem