4
/
79661
Cách nào tăng vị thế doanh nghiệp Nhà nước?
cach-nao-tang-vi-the-doanh-nghiep-nha-nuoc
news

Cách nào tăng vị thế doanh nghiệp Nhà nước?

Thứ 3, 24/09/2019 | 09:41:24
681 lượt xem

Các chuyên gia đánh giá, dù nắm giữ lượng vốn lớn nhưng tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa xứng với kỳ vọng. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do Nhà nước can thiệp quá sâu.

Đại diện MobiFone cho rằng cổ phần hóa cần có tư vấn quốc tế hỗ trợĐại diện MobiFone cho rằng cổ phần hóa cần có tư vấn quốc tế hỗ trợ

DNNN thiếu quyền tự chủ?

Tại hội thảo kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại DNNN đến năm 2030, kế hoạch 2021- 2025 ngày 23/9, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, DNNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. DNNN đóng góp gần 30% tăng trưởng kinh tế, giữ tỷ trọng đa số hoặc chi phối một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tín dụng, năng lượng.

Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư vốn nhà nước thấp hơn so với hiệu quả đầu tư vốn của thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng đóng góp vào GDP, thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm mới và thị phần ở hầu hết các ngành ngày càng giảm. Đặc biệt ở ngành có mức độ cạnh tranh cao như thương mại, công nghiệp chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng.

“Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng giữa kết quả đầu ra (doanh thu) và nguồn lực đầu vào (tài sản, vốn kinh doanh) làm giảm hiệu quả đầu tư của DNNN nói riêng, kinh tế nhà nước nói chung. Điều này dẫn tới việc để tạo ra 1 đồng, doanh thu, DNNN phải sử dụng nhiều vốn hơn DN khác”, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM) đánh giá.

Theo nghiên cứu của CIEM, dự kiến, từ năm 2011 đến 2020, sẽ chuyển đổi sở hữu của 750 DNNN thông qua cổ phần hóa. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6/2019, cơ quan chức năng đã chuyển 185 nghìn tỷ đồng cổ phần hóa và thoái vốn DNNN. Tỷ suất lợi nhuận và hiệu suất sử dụng lao động cao hơn mức bình quân nhưng số liệu bình quân chưa phản ánh đúng và đầy đủ hiệu quả của phần lớn DNNN. Tổng lợi nhuận của cả khu vực DNNN phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp lớn trong ngành có mức độ cạnh tranh thấp như khai khoáng, viễn thông, năng lượng.

Ở các ngành có cạnh tranh như thương mại, công nghiệp chế tạo, hiệu quả kinh doanh của DNNN thấp hơn DN khác. Điều này chứng tỏ áp lực cạnh tranh làm bộc lộ nhiều nhược điểm của DNNN.

Theo ông Trung, trên thực tế, DNNN chưa được đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo cơ chế thị trường… Đại diện CIEM cũng chỉ ra thực tế, dù đã thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN nhưng cơ quan đại diện chủ sở hữu vẫn đan xen với cơ quan hành chính nhà nước. Chính sách phát triển ngành đan xen với chính sách chủ sở hữu nhà nước, đầu tư nhà nước phục vụ lợi ích chung đan xen với đầu tư cho DNNN.

“Sự lúng túng giữa việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN theo cơ chế thị trường với việc tăng cường quản lý, giám sát của nhà nước đã dẫn tới sự can thiệp hành chính vào DNNN”, ông Trung nói.

Cần thay đổi vai trò DNNN

Trước thực tế hoạt động của DNNN, CIEM kiến nghị không cần thiết phải xác định DNNN là “lực lượng vật chất chủ yếu của kinh tế nhà nước” bởi vì DNNN không còn chiếm tỷ trọng trong đa số cơ cấu tài sản của kinh tế nhà nước. Về việc sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và điều tiết thị trường cần thay đổi.  Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội sẽ do nhà nước đặt hàng, giao cho mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc thị trường. 

CIEM cũng kiến nghị, cơ quan chức năng cần tách bạch hoàn toàn đội ngũ cán bộ quản lý DNNN ra khỏi chế độ công chức, viên chức nhà nước, thực hiện chế độ lương theo thị trường, hợp đồng lao động với tất cả chức danh điều hành DNNN. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, cổ phần hóa tại Việt Nam diễn ra nhanh nhưng thực hiện chậm.

Là DNNN đang trong quá trình cổ phần hoá, đại diện MobiFone cho rằng, cách thức triển khai cổ phần hoá đang có vấn đề. Cơ quan chức năng cần lập ban cổ phần hoá mời chuyên gia chuyên nghiệp và tư vấn quốc tế hỗ trợ. Doanh nghiệp mong muốn tìm được cổ đông chiến lược có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực, ngành nghề, thay vì nhà đầu tư tài chính.   

CIEM kiến nghị, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đối với DNNN, cơ quan chức năng cần: Chấm dứt mọi hình thức ưu đãi, triệt để áp dụng nguyên tắc tự vay – tự trả; sửa đổi căn bản pháp luật về quản trị DNNN theo hướng cơ quan đại diện chủ sở hữu (và cơ quan nhà nước); không quyết định bất cứ quyết định nào thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh của DNNN. 

Theo Quỳnh Nga/Tiền phong

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
306 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
499 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
791 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
918 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
928 lượt xem