4
/
77561
Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Rủi ro kép đe dọa kinh tế Việt Nam
thuong-chien-my-trung-leo-thang-rui-ro-kep-de-doa-kinh-te-viet-nam
news

Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Rủi ro kép đe dọa kinh tế Việt Nam

Thứ 6, 09/08/2019 | 14:12:22
674 lượt xem

Theo Cục phòng vệ thương mại, xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang không chỉ gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các ngành sản xuất trong nước mà còn tăng nguy cơ đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu...

Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Rủi ro kép đe dọa kinh tế Việt Nam - 1

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với quy mô lớn vừa qua không chỉ dừng lại những tác động mang tính song phương, mà còn động chạm đến rất nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam.

Thách thức lớn từ cuộc thương chiến

Tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh sáng nay (9/8), Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại nhắc đến xu hướng bảo hộ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung như những “thách thức” vô cùng lớn đối với nền kinh tế.

Cụ thể theo ông Lê Triệu Dũng, xung đột thương mại Mỹ - Trung căng thẳng leo thang sau khi Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.

Điều này đặt ra các thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có liên quan trực tiếp tới các nội dung về phòng vệ thương mại trong thời gian tới.

“Xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ dẫn tới việc hàng hóa của hai nước này sẽ khó tiêu thụ tại thị trường của nhau, dẫn tới tăng cường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam”, ông Dũng nói.

Theo Cục trưởng Phòng vệ thương mại, vấn đề gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các ngành sản xuất trong nước.

“Đồng thời hai nước cũng sẽ tăng cường các biện pháp chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng cũng khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để có những báo cáo kịp thời, tránh bị động tối đa từ các diễn biến chính sách của Mỹ và Trung Quốc.

Trước nguy cơ hàng hoá Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam khi thương chiến Mỹ - Trung xảy ra, đại diện Tổng cục quản lý thị trường cho biết, đã tiến hành tập trung rà soát danh sách hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế.

Cơ quan này đề xuất, cần thành lập tổ kiểm tra có sự phối hợp từ hải quan nhằm rà soát những doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá Mỹ - Trung tăng cao, đột biến.

“Cần tập trung xem có nguy cơ lợi dụng chiến tranh thương mại Việt – Mỹ để nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá hay không”, đại diện quản lý thị trường kiến nghị.

Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, rõ ràng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với quy mô lớn vừa qua không chỉ dừng lại những tác động mang tính song phương, mà còn động chạm đến rất nhiều nền kinh tế khác.

Với động thái mới đây nhất, Mỹ tiếp tục áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc, đưa Trung Quốc vào danh sách thao túng tiền tệ thì các tác động đến các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam càng cần được chú ý, báo cáo kịp thời nhằm tránh bị tác động tối đa.

“Đau đầu” trước xu thế gia tăng bảo hộ

Ông Lê Triệu Dũng, Cục phòng vệ thương mại cho biết thêm, chính sách thương mại của các nước thời gian vừa qua đã và đang chứng kiến các xu thế có phần trái ngược nhau.

Một mặt nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do thì mặt khác, xu thế bảo hộ trên thế giới đang gia tăng, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp bảo hộ như một công cụ để ngăn cản hàng nhập khẩu.

Theo ông Dũng, chính sách bảo hộ gia tăng sẽ dẫn tới các yêu cầu khắt khe hơn với hàng hóa xuất khẩu của ta, đặc biệt là về quy tắc xuất xứ, trong đó có việc một số nước mở rộng biến thể của yêu cầu “từ sợi trở đi” hoặc “từ vải trở đi” đối với dệt may sang các sản phẩm khác như sắt thép, nhôm…

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì hàng hóa của ta rất dễ bị kết luận là đang “lẩn tránh” thuế, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

“Các vụ việc Hoa Kỳ đang điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với thép chống ăn mòn, thép cán nguội của Việt Nam (nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc, Đài Loan) hay xem xét đơn kiện Công ty Minh Phú gian lận thuế với sản phẩm tôm (mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ 2005 và kiện trợ cấp năm 2013) là minh chứng rõ nét cho xu thế này”, ông Dũng nói.

Một điểm yếu khá lớn trong quá trình phòng vệ thương mại được ông Dũng chỉ ra đó là vấn đề “nhận thức của doanh nghiệp”.

Vấn đề làm giảm hiệu quả của việc ứng phó với các vụ kiện của nước ngoài là sự thiếu hợp tác một số doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến việc toàn bộ các doanh nghiệp khác của Việt Nam bị áp mức thuế cao.

Nhiều doanh nghiệp do lo ngại về nguồn lực tham gia phối hợp, trả lời bản câu hỏi của nước ngoài nên đã bị áp thuế cao.

Trong khi đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường có chiến lược ứng phó bài bản và sự hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra nước ngoài hơn.

Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết cần chú ý một điểm rất yếu khác, đó là sự hạn chế trong cơ sở dữ liệu ngành sản xuất.

“Điều này khiến ngay cả cơ quan quản lý cũng khó làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình”, ông Tuấn Anh nói.

Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng đã giao các đơn vị có liên quan rà soát lại các mặt hàng có lượng xuất, nhập khẩu tăng đột biến. Trong quá trình này, cần hối hợp chặt với cơ quan hải quan.

Theo Nguyễn Mạnh/Dân trí

  • Từ khóa

Thời cơ vàng để khẳng định năng lực cạnh tranh

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức sáng 15.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở các nhiệm vụ...
09:12 - 16/01/2025
166 lượt xem

Nguồn cung thực phẩm dịp Tết dồi dào

Còn ít ngày nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025, thời điểm này, các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trên cả nước đang tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi...
08:00 - 16/01/2025
171 lượt xem

Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất của ngành điều Việt Nam

Năm 2024, Mỹ đã chi gần 1,2 tỷ USD mua hạt điều Việt Nam và chiếm 98% tổng lượng điều nhập khẩu của thị trường này.
17:25 - 15/01/2025
538 lượt xem

Còn khoảng 6.000 vé tàu Tết từ TP.HCM đi Hà Nội

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết hiện còn khoảng 6.000 vé tàu chiều TP.HCM đi Hà Nội dịp trước Tết Ất Tỵ 2025.
15:08 - 15/01/2025
597 lượt xem

Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm dịp Tết Nguyên đán 2025

Vietnam Airlines công bố dự kiến khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm, cung ứng gần 300.000 ghế trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 13-1...
10:45 - 15/01/2025
686 lượt xem