4
/
68333
“Bánh đà” của nền công nghiệp Việt Nam còn yếu
banh-da-cua-nen-cong-nghiep-viet-nam-con-yeu
news

“Bánh đà” của nền công nghiệp Việt Nam còn yếu

Thứ 4, 19/12/2018 | 11:16:03
577 lượt xem

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Hội nghị có sự tham dự của gần 300 đại biểu từ các Ban, Bộ, ngành trung ương, một số địa phương, các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp, doanh nhân trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đại diện các cơ quan ngoại giao, các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Dù được xem là "bánh đà" của nền công nghiệp, nhưng phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, công nghiệp hỗ trợ của nước ta đáp ứng được nhu cầu. Quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Cả nước hiện có trên 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 4,5% doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động trực tiếp.

"banh da" cua nen cong nghiep viet nam con yeu hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đầu tàu, đủ khả năng dẫn dắt các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển. Phó Thủ tướng cho rằng, nếu doanh nghiệp đầu tàu không tha thiết phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, họ sẽ tìm những nhà cung ứng quốc tế giá rẻ hơn, trong khi chúng ta đi sau, thiếu năng lực, sẽ vô cùng khó khăn.

Đến nay cũng chỉ có một số doanh nghiệp lớn bước đầu đã có sự hỗ trợ, hướng dẫn để các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, trong đó có Samsung, Trường Hải. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

"banh da" cua nen cong nghiep viet nam con yeu hinh 2

Toàn cảnh hội nghị

Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, nếu công nghiệp hỗ trợ kém phát triển thì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp khó khăn. Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đây cũng là lý do khiến mặc dù năm ngoái, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp gần 15% GDP, thấp hơn mức bình quân 20% của ASEAN, 26% của Thái Lan, 28% của Hàn Quốc, 22% của Campuchia hay 36% của Trung Quốc./.

Theo Vũ Dũng/VOV

  • Từ khóa

Nhiều cơ hội, thách thức xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này nhằm tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung...
19:59 - 19/09/2024
236 lượt xem

Ngắt mạch giảm liên tiếp, giá xăng tăng nhẹ 51-127 đồng/lít

15 giờ chiều ngày 19-9, giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng sau 4 kỳ giảm trước đó; trong khi giá dầu được điều chỉnh tăng, giảm đan xen.
15:36 - 19/09/2024
325 lượt xem

73.000 khách vay ngân hàng lao đao vì bão

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, tính đến ngày 17.9, khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 3 với dư nợ ước tính...
14:23 - 19/09/2024
364 lượt xem

Giá vàng bật lên 2.600 USD/ounce rồi giảm sau khi Fed hạ lãi suất

Giá vàng thế giới đã vọt lên 2.600 USD/ounce khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, nhưng nhanh chóng giảm trở lại.
14:08 - 19/09/2024
378 lượt xem

Xe điện Trung Quốc giảm giá bất chấp, sẵn sàng hy sinh lợi nhuận

Việc các mẫu xe điện Trung Quốc liên tục giảm giá để thu hút người mua đang khiến nhiều công ty sản xuất gặp khó khăn trong việc đạt được lợi nhuận.
08:34 - 19/09/2024
492 lượt xem