4
/
62566
Trung Quốc ngừng nhập, 111 triệu tấn phế liệu đi về đâu?
trung-quoc-ngung-nhap-111-trieu-tan-phe-lieu-di-ve-dau
news

Trung Quốc ngừng nhập, 111 triệu tấn phế liệu đi về đâu?

Thứ 6, 22/06/2018 | 18:10:53
405 lượt xem

Tốc độ sản xuất nhựa hiện nay đang vượt quá khả năng xử lý hiệu quả rác thải nhựa - và nguồn cung được dự báo sẽ chỉ có tăng thêm chứ không giảm.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg. 

Từ năm 1992, Trung Quốc đã nhập khẩu 106 triệu tấn phế liệu bao gồm chai nhựa, bao bì, thùng chứa. Vì vậy, khi nước này công bố vào năm ngoái rằng sẽ ngừng nhập khẩu phế liệu, chính phủ các nước trên thế giới sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn: hàng trăm tấn phế liệu sẽ đi về đâu? 

Tới năm 2030, khối phế liệu ước tính 111 triệu tấn sẽ cần được chôn hoặc tái chế ở một nơi nào đó, hoặc không được sản xuất nữa. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia dựa trên phân tích dữ liệu thương mại toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UN).

Cũng theo nhóm nghiên cứu này, tính tới năm 2017, các nhà máy đã tung ra khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa mới. Để dễ hình dung, 1 triệu tấn tương đương với 621 chiếc Tesla 3s. 700 triệu chiếc iPhone chỉ có trọng lượng bằng 1/10 một triệu tấn. 

Gần 4/5 số nhựa đó được ném ra các bãi rác hoặc thải ra môi trường. 1/10 được đốt bỏ. Vài triệu tấn thải ra biển mỗi năm, làm ô nhiễm tại nhiều vùng biển ở phía bắc Thái Bình Dương. Chỉ 9% tổng số nhựa sinh ra được tái chế. Và chỉ trong năm 2016, Trung Quốc đã gom về gần gấp đôi số phế liệu nhập khẩu trung bình mỗi năm từ năm 1992 - tức 7,4 triệu tấn. 

Khi ngành công nghiệp phế thải phát triển và những tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng và môi trường trở nên rõ ràng, Trung Quốc bắt đầu chọn lọc các loại phế liệu để thu mua. Luật "Hàng rào Xanh" (Green Fence) ban hành vào năm 2013 của nước này đã loại bỏ các loại vật liệu trộn với thực phẩm, kim loại và những vật liệu gây ô nhiễm khác.  Theo đó, việc nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc liên tục giảm từ năm 2013 đến năm ngoái - khi nước này cảnh báo sẽ dừng hoàn toàn mua phế liệu nhựa. 

Các quốc gia khác, như Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia cũng nhập khẩu nhiều phế liệu nhựa dù con số nhỏ hơn so với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam mới đây cũng yêu cầu rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam khi hàng nghìn container phế liệu bị ùn ứ tại các cảng. 

Rác thải nhựa đã là vấn đề toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Kể từ khi bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1950, sản lượng nhựa hàng năm đã tăng từ 2 triệu tấn lên 322 triệu tấn vào năm 2015. Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Georgia, tốc độ sản xuất nhựa hiện nay đang vượt quá khả năng xử lý hiệu quả rác thải nhựa - và nguồn cung được dự báo sẽ chỉ có tăng thêm chứ không giảm.

Theo Nguyễn Duy/ Zing

  • Từ khóa

[Infographic] Chỉ số IIP tháng 4/2024 ước tính tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công...
15:31 - 29/04/2024
63 lượt xem

Mở rộng triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Giá nhiều loại nông sản xuất khẩu đang tăng cao giúp người trồng hưởng lợi nhưng những doanh nghiệp trót ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp lại không thể mua...
08:06 - 29/04/2024
244 lượt xem

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
754 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
829 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
1,107 lượt xem