4
/
172040
Làm ăn với Mỹ dưới thời ông Trump
lam-an-voi-my-duoi-thoi-ong-trump
news

Làm ăn với Mỹ dưới thời ông Trump

Thứ 5, 07/11/2024 | 09:46:26
2,061 lượt xem

Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục duy trì và phát triển, dù ai nắm quyền. Tuy nhiên, với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, Mỹ có thể sẽ chứng kiến những thay đổi đáng kể trong chính sách thương mại toàn cầu.

Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại TP.HCM theo dõi diễn biến bầu cử Mỹ vào ngày 6-11 - Ảnh: N.Bình

Các chuyên gia, doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm về chính sách thuế mới mà Trump từng đề cập trong quá trình tranh cử.

Với chính sách ổn định và bền vững, quan hệ thương mại Mỹ - Việt sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây là mục tiêu lãnh đạo của Mỹ đang hướng đến.

Luật sư Fred Burke
Áp lực về thuế quan

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Fred Burke - cố vấn cấp cao Công ty luật Baker McKenzie (Mỹ) tại Việt Nam - cho rằng ông Trump đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ không chỉ ở phiếu bầu phổ thông mà còn trong hệ thống cử tri đoàn. Điều này giúp ông có một lợi thế để thúc đẩy các đề xuất quan trọng, bao gồm chính sách áp đặt thuế cao hơn lên các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

"Do đó, để bảo vệ và phát triển hơn nữa các ngành hàng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh bị nhìn nhận như là kênh trung gian cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ", ông Fred Burke nhấn mạnh.

Tuy nhiên ông Fred cũng có cái nhìn khá lạc quan, đó là Việt Nam đã duy trì tốt chính sách đối ngoại đa phương và công bằng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường Mỹ mà không gây ra các xung đột thương mại. 

Các nỗ lực cũng sẽ giúp Việt Nam có thể giải quyết một số vấn đề quan trọng như việc Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, hai nước chưa có hiệp định thuế song phương cùng những rào cản khác cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chuyên gia này khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên chú ý đến các chính sách định giá để tránh vi phạm quy tắc chống bán phá giá của Mỹ, đồng thời tránh kinh doanh những sản phẩm bị áp đặt lệnh trừng phạt.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng nhìn nhận ông Trump quan tâm vấn đề thâm hụt thương mại nên "soi rất kỹ vấn đề xuất xứ hàng hóa". Các hoạt động giao lưu thương mại, tăng tương tác và thắt chặt quan hệ giao thương để hai bên hiểu nhau hơn là biện pháp giảm rủi ro cho Việt Nam trước chính quyền mới.

Ông Trump rất quan tâm thương mại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Deborah Elms - trưởng bộ phận chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich - cho biết cựu tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình đã khiến cục diện nền kinh tế thay đổi. Bên cạnh đó, nước Mỹ trong thời điểm hai đảng thay nhau lãnh đạo cũng đã tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nội bộ của Mỹ và ít quan tâm đến bất kỳ quốc gia nào khác.

"Thách thức đối với ASEAN (bao gồm Việt Nam) trong thời Trump 2.0 sẽ lớn hơn nhiều so với thời Trump 1.0 hay so với viễn cảnh mà bà Harris đắc cử. Ông Trump quan tâm đến thương mại nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác, và có thể khá chắc chắn là ông ấy sẽ thực hiện những điều mà ông ấy đã tuyên bố.

Trump xem thuế quan là công cụ giá trị nhất so với các phương pháp khác, và nó có thể giải quyết mọi vấn đề. Ông ấy không quan tâm đến các thiệt hại song song mà công cụ này có thể gây ra và cũng sẽ không dùng đến nếu muốn có một thỏa thuận" - ông Deborah Elms nói.

Theo vị chuyên gia này, đối với ông Trump, một thỏa thuận cũng tốt thôi khi ông ấy có thể ngay lập tức nhìn thấy những lợi ích mà nó đem lại. Ông Trump chủ yếu quan tâm đến việc thể hiện sức mạnh của nước Mỹ và cá nhân ông ấy giành được sự tín nhiệm khi làm vậy.

"Nếu lần này nhậm chức, ông ấy sẽ có một đội ngũ khác hẳn với trước. Trump nghĩ mình đã không đạt được điều mà ông ấy muốn trong lần nắm quyền lực trước đây, vì đội ngũ khi đó không đủ trung thành và có xu hướng ngăn cản ông. Tuy nhiên, điều đó vào thời điểm này sẽ rất khó xảy ra. Chúng ta phải chờ đợi rằng ông ấy sẽ làm những điều mà ông muốn với rất ít những hạn chế.

Trump chỉ quan tâm đến giao dịch hàng hóa, và đây là vấn đề lớn của ASEAN. Là một khu vực phụ thuộc vào thương mại, Trump và chính quyền của ông sẽ tập trung cao độ về các hiện thực thương mại giữa khu vực và Mỹ.

Thước đo quan trọng để đánh giá thành công thương mại lúc này sẽ là quy mô thương mại song phương (trong đó có thâm hụt hoặc thặng dư). Đây là một vấn đề đối với ASEAN, trong đó có Việt Nam" - chuyên gia Deborah Elms nhận định.

Theo Như Bình - Nghi Vũ/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/lam-an-voi-my-duoi-thoi-ong-trump-2024110708013496.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về "3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp" của logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ngoại giao logistics và hiện đại hóa nội địa; xây dựng phát triển quốc gia thương mại tự do
13:58 - 02/12/2024
86 lượt xem

Traveloka, Booking, Agoda đang át vía các đại lý du lịch Việt

Phần lớn thị phần du lịch trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ngoại như Traveloka, Booking.com và Agoda. Các doanh nghiệp...
10:18 - 02/12/2024
180 lượt xem

Siết thuế sàn thương mại điện tử

Từ 1.4.2025, theo sửa đổi một số điều của luật Quản lý thuế, sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ, nộp thuế thay và kê khai số...
07:17 - 02/12/2024
235 lượt xem

Xuất nhập khẩu “bùng nổ”, ngành logistics cần nắm bắt thời cơ

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang dần tiệm cận con số 800 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất. Đây cũng là cơ hội cho...
09:35 - 01/12/2024
768 lượt xem

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua...
19:06 - 30/11/2024
1,102 lượt xem