4
/
168070
Hàng Trung Quốc vào quá nhanh, quá rẻ, hàng Việt cần được 'tiếp sức'?
hang-trung-quoc-vao-qua-nhanh-qua-re-hang-viet-can-duoc-tiep-suc
news

Hàng Trung Quốc vào quá nhanh, quá rẻ, hàng Việt cần được 'tiếp sức'?

Thứ 7, 10/08/2024 | 16:13:00
1,965 lượt xem

Hàng loạt bạn đọc gửi quan điểm đến Tuổi Trẻ Online, ngay khi phóng sự 'Lần theo 10.000km hàng Trung Quốc vào Việt Nam' đăng tải, với đa dạng góc nhìn, bao gồm thực trạng lẫn giải pháp.

Hàng Trung Quốc được giao nhanh và hạn chế hư hỏng, nhờ sự đầu tư bài bản hệ sinh thái logistics. Trong ảnh là một kho vận chuyển hàng nằm ngay sát biên giới, giáp tỉnh Lào Cai - Ảnh: CÔNG TRUNG

Nhiều bạn đọc tỏ ra khá hài lòng về thời gian giao, cũng như sự đa dạng mẫu mã của hàng Trung Quốc. Trong khi hàng Việt bán trên sàn thương mại điện tử lại không được lợi thế này, bởi nhiều nguyên nhân.

Hàng nội phí vận chuyển cao, giao hàng còn lề mề

Là người tiêu dùng, bạn đọc Lê Tuấn nhìn nhận: "Vẫn biết cần ủng hộ thương nhân Việt Nam, tuy nhiên có nhiều món đồ nho nhỏ, phí vận chuyển trong nước còn cao hơn giá trị hàng hóa thì hết muốn đặt mua luôn.

Chưa kể ship (vận chuyển - PV) nội địa nhiều khi lâu hơn cả mua từ nước ngoài về. Không phải do đường đi mà do người bán lề mề, từ lúc khách order (đặt hàng - PV), thanh toán mà 2-3 ngày sau mới giao cho vận chuyển".

Bạn đọc quan****@gmail.com chia sẻ trải nghiệm: "Nhiều bưu cục cũng làm ăn bát nháo, khách đặt đơn trên Shopee, shop chuẩn bị hàng nhưng đơn vị vận chuyển không qua lấy hàng. Vài ngày sau Shopee hủy đơn vì không giao cho đơn vị vận chuyển. Ra bưu cục thì bảo thông cảm thiếu người".

Anh Huỳnh Quốc Vương so sánh, cùng đặt mua hàng trên nền tảng TikTok (vốn Trung Quốc) và giao đến cùng địa chỉ quận Bình Tân, nhưng thời gian giao hàng Việt Nam lại bằng hàng Trung Quốc.

Cụ thể, đơn hàng Việt kể trên phải trải qua các giai đoạn như: lên đơn hàng, nhận hàng rồi giao kho Củ Chi, chuyển về bưu cục ở Bình Tân, sau đó giao cho khách. Tổng thời gian 4-5 ngày. Trong khi đó, hàng Trung Quốc về tới tay anh cũng chờ đợi thời gian tương tự.

Về cước phí, bạn đọc Trannam cho rằng cần xem xét lại giá cước vận chuyển của Việt Nam. Ví dụ mua một sản phẩm 20.000 đồng nhưng cước vận chuyển lên đến 40.000 đồng, "hỏi ai dám mua?".

Nhiều bạn đọc khác cũng cho biết lợi thế hàng Trung Quốc khá nổi bật. "Ví dụ đôi giày, cái áo, cái quần, Trung Quốc làm quá rẻ lại đẹp", theo bạn đọc lamt****@gmail.com.

Về chất lượng hàng hóa, nhiều bạn đọc nhận xét hàng Trung Quốc trên sàn thương mại điện tử khá ổn, tốt nên họ ưu tiên lựa chọn. Một số khác lại chưa hài lòng vì kém bền.

"Hỏi sao mà các hãng vận chuyển nước ngoài họ nhảy được vào làm, phát triển tốc độ thần kỳ như vậy. Chỉ đơn giản là sự phục vụ tốt, quản lý tốt, điều hành tốt, sao sát công việc, vậy thôi", bạn đọc Jack đúc kết.

Cần học hỏi kinh nghiệm hay của hàng Trung Quốc

Với kết quả giao hàng "thần tốc", anh Bảo Duy cho rằng: "Trung Quốc làm logistics không có gì để chê. Các công ty vận chuyển Việt Nam nên học hỏi, không có cớ gì cùng một mặt hàng bán đắt hơn mà còn giao nội địa lâu hơn từ Trung Quốc giao qua".

"Học được Trung Quốc thì ta cần nhiều thứ, trong đó có hai thứ là: vốn và thay đổi tư duy", bạn đọc Toàn cho biết.

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều bạn đọc đưa ra các giải pháp về quản lý chất lượng cũng như mong muốn tiếp sức cho hàng Việt nhiều hơn.

Độc giả Đào Huy Giám nhìn nhận: "Hàng nhập như vậy ai chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn tiêu dùng, an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Cơ quan chức năng cần đánh giá và nếu cần thì hiệu chỉnh khâu quản lý nhà nước, cách thức thông quan gắn liền với kiểm soát các yêu cầu an toàn tại cửa khẩu cũng như hậu kiểm".

"Cần phải đánh thuế vào các mặt hàng này (Trung Quốc - PV) để tăng ngân sách cho quốc gia và để cho các mặt hàng tương tự sản xuất trong nước có chỗ đứng trên thị trường", bạn đọc Tuấn nêu.

Theo chị Huệ, Việt Nam cần có chính sách và đầu tư cho sản xuất hàng hóa trong nước thì mới cạnh tranh và phát triển được nguồn lực sản xuất trong nước.

Bạn đọc Nguyễn Thanh Hiếu cho hay: "Nói về kinh doanh thương mại từ lâu người Trung Quốc có kinh nghiệm và rất giỏi từ khâu bán buôn đến bán lẻ, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Hiện nay bán hàng điện tử livestream (phát trực tuyến - PV) cũng tổ chức bài bản rất tốt. Mọi người kinh doanh cần học hỏi, còn Nhà nước thì thu thuế sao cho công bằng".

Theo Công Trung - Bông Mai/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hang-trung-quoc-vao-qua-nhanh-qua-re-hang-viet-can-duoc-tiep-suc-20240810123559135.htm

  • Từ khóa

Cần làm rõ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lỗ ở đâu

Không chỉ bị thiệt hại nặng do bão Yagi, một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết còn thua lỗ do giá xăng dầu giảm mạnh trong thời gian qua. Mới đây,...
09:20 - 21/09/2024
29 lượt xem

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
20:36 - 20/09/2024
348 lượt xem

Nông dân, doanh nghiệp hào hứng trước cơ hội đưa chanh leo vào Mỹ

Việt Nam và Mỹ đang xem xét mở cửa thị trường cho nhiều loại trái cây mới bao gồm chanh leo, doanh nghiệp và nông dân trong nước tỏ ra phấn khởi.
16:00 - 20/09/2024
432 lượt xem

Sẽ có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển dòng xe thân thiện môi trường

Bộ Công Thương cũng đưa ra kế hoạch sẽ nghiên cứu, xây dựng trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ô tô tại ba miền, trong đó có xe điện.
11:26 - 20/09/2024
566 lượt xem

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD

Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông...
09:48 - 20/09/2024
565 lượt xem