4
/
115168
Rủi ro bán hàng tiểu ngạch trong mùa dịch
rui-ro-ban-hang-tieu-ngach-trong-mua-dich
news

Rủi ro bán hàng tiểu ngạch trong mùa dịch

Thứ 6, 20/08/2021 | 08:40:49
1,541 lượt xem

Sau khi tạm ngưng thông quan hàng hóa 2 ngày, ngày 18.8, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã được thông quan hàng hóa trở lại.

Chuyển đổi hình thức mua bán từ tiểu ngạch sang chính ngạch sang Trung Quốc là con đường “sống còn” cho nông sản VN. ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Theo đó, hàng trăm xe tải chở hàng nông sản (chủ yếu trái cây) từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng được khơi thông mỗi ngày.

Tài xế Trung Quốc “lái hộ” 4 triệu đồng/xe

Thông tin từ Bộ Công thương, để nâng cấp công tác phòng chống dịch, cho thông quan nhưng phía Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh. Theo đó, các lái xe và chủ hàng đưa xe hàng VN không được sang bên phía Trung Quốc, phải giao xe hàng để lái xe phía Trung Quốc tiếp nhận tại khu vực trung chuyển, lái đưa đến nơi giao hàng. Sau khi giao hết hàng trên xe, họ sẽ đánh xe không ra bãi trao trả cho tài xế hoặc chủ hàng VN.

Với quy định mới này, theo khuyến cáo của Bộ Công thương, các chủ hàng phía VN sẽ phát sinh một số khó khăn và chi phí. Không những thế, việc giao hàng hóa cho lái xe phía Trung Quốc, nguy cơ xuất đi chậm hơn, dễ phát sinh một số rủi ro hơn. Ngay ngày đầu tiên được thông quan trở lại (18.8), tại cửa khẩu Tân Thanh đã có 115 xe hàng hóa, 67 xe chở thanh long từ VN đi Trung Quốc được thông quan. Hàng hóa tồn tại bãi xe phía Trung Quốc là 597 xe, tồn tại bãi xe Bảo Nguyên (phía VN) là 290 xe.

Hôm qua 19.8, ông Phan Hòa, thương lái tại Long An, cho hay quy định buộc xe hàng của VN sang bãi trung chuyển, đổi tài, cho tài xế phía Trung Quốc chở hàng vào nội địa đã được phía Trung Quốc áp dụng từ năm ngoái, khi dịch Covid-19 bùng phát đợt 2. Tại thời điểm đó, các chủ hàng tại VN chịu rất nhiều chi phí cho một xe hàng như: phí phun khử khuẩn, tài xế, kiểm dịch… lên đến 6 - 7 triệu đồng/xe. Trong đó, riêng phí tài xế chở từ khu vực trung chuyển vào chợ dao động từ 3 - 4 triệu đồng/xe 12 - 13 tấn thanh long, tùy thỏa thuận. Ông Hòa nói: “Nếu chỉ trả phí cho tài Trung Quốc chở tiếp hàng vào chợ thì khoảng 4 triệu là cao nhất. Nhưng nếu giao cho họ chở mà không cho chủ hàng vào thì làm sao bán hàng được? Những xe hàng xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch này là chủ hàng phải vào đến chợ Trung Quốc, bán hết hàng đánh xe ra. Nay nếu không cho chủ hàng vào thì không biết ai bán hàng cho”.

Ông Trương Quang An, Giám đốc Hợp tác xã thanh long Tầm Vu (Long An), cho hay do giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch lẫn tiểu ngạch giảm mạnh. HTX Tầm Vu đa số xuất chính ngạch, có hợp đồng mua bán, nhưng dịch giã, việc đi mua hàng tại địa phương gặp trắc trở, rồi chở ra tận Lạng Sơn bán thời điểm này lại đội nhiều chi phí quá (phí xét nghiệm tài xế, phụ lái, chủ hàng...), hàng được vận chuyển qua nhiều trạm kiểm soát phòng chống dịch các địa phương dọc quốc lộ khiến thời gian kéo dài, hàng đến nơi hư hỏng nhiều, bán mất giá... Nếu đã bán tiểu ngạch, nay thêm phí “chở hộ” phải trả cho tài xế Trung Quốc nữa, thì phí “ăn hết” vào lãi, chắc khó đi hàng vào lúc này.

Nguy cơ mất hàng, không bán được hàng

Quy trình mới vừa được phía Trung Quốc đưa ra tại cửa khẩu Tân Thanh không chỉ đội thêm chi phí cho chủ xe hàng, quan trọng hơn, nếu không cho chủ hàng VN theo xe vào chợ ở Trung Quốc, thì hàng hóa sẽ không bán được. Chiều 19.8, trao đổi với Thanh Niên, ông Vy Công Tường, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, thông tin quy trình mới phía Trung Quốc đưa ra mục đích phòng chống dịch, chỉ quy định tạm thời từ nay đến cuối tháng. Ngày 30.8 tới, sẽ có cuộc họp giữa hai bên để bàn tính lại. Bởi nếu quy định này kéo dài thì các chủ hàng VN xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch chắc chắn sẽ không bán được hàng cho phía Trung Quốc, cho dù có chịu thêm chi phí vận chuyển.

Dịch Covid-19 coi như là dịp để giảm dần hình thức bán tiểu ngạch, chấp nhận khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài giúp doanh nghiệp chuẩn hóa, thay đổi hình thức kinh doanh với phía Trung Quốc

Ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Vận tải ô tô VN

Ông Tường nói: “Khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp (DN) Việt bán nông sản bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh trong lúc này là nếu giao xe cho phía tài xế Trung Quốc chở vào chợ, không biết thỏa thuận, trao đổi thế nào. Vì thông thường, những xe hàng này không có hợp đồng gì cả, chủ hàng cứ đưa xe lên biên giới, làm thủ tục, đưa nguyên xe sang chợ đầu mối của Trung Quốc, chỉ cách biên giới vài cây số, bán trực tiếp cho người dân tại đó. Bán hết, người và xe quay lại về VN. Như vậy, nếu không biết tiếng, gặp lái xe là người Trung Quốc, thì làm thế nào để giao dịch bán hàng? Nguy cơ hàng hóa bị mất có thể xảy ra”.

Ông Tường cũng nhấn mạnh việc xuất hàng theo lối tiểu ngạch đã được ngành hải quan, công thương cảnh báo rất lâu. Đợt dịch Covid-19 năm 2020, nhiều khuyến cáo DN nên chuyển dần sang hình thức mua bán có hợp đồng rõ ràng, tránh những rủi ro xảy ra trong mùa dịch, hoặc rủi ro từ phía Trung Quốc thay đổi chính sách ngay cả khi không có dịch… Thế nhưng đến nay, khoảng 60% hàng nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn bằng đường tiểu ngạch. Tỷ lệ này so với năm ngoái không giảm bao nhiêu.

Ngày 19.8, Bộ Công thương một lần nữa đưa ra khuyến nghị các thương nhân chuyển nhanh hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch đối với người và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Hiện Bộ vẫn đang phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lạng Sơn để cùng xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm lưu thông thông suốt, an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới.

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Vận tải ô tô VN, nêu quan điểm xuất khẩu theo mô hình tiểu ngạch tạo quá nhiều biến tướng, cần phải thay đổi và loại bỏ dần. Với những lô hàng container mấy chục tấn mà giao dịch theo hình thức như bán hàng xén tại chợ thì rất khó nói đến chuyện an toàn. “Thực tế, chúng tôi có ý kiến nhiều về vấn đề này, nhiều cảnh báo giảm tiểu ngạch, tăng chính ngạch để bảo vệ quyền lợi cho mình, nhưng không hiểu sao nhiều DN vẫn chọn con đường dễ dàng nhất để đi và chấp nhận lợi nhuận thấp, rủi ro cao. Dịch Covid-19 coi như là dịp để giảm dần hình thức bán tiểu ngạch, chấp nhận khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài giúp DN chuẩn hóa, thay đổi hình thức kinh doanh với phía Trung Quốc”, ông Nghĩa nói.

Theo Nguyên Nga/Thanh niên

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/rui-ro-ban-hang-tieu-ngach-trong-mua-dich-1433044.html

  • Từ khóa

Cửa hàng kinh doanh vàng vào tầm ngắm của cơ quan thuế

Trong đợt ra quân chống thất thu này, cơ quan thuế sẽ tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng bán lẻ nhưng...
15:50 - 17/05/2024
64 lượt xem

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã hết 'ổn'?

Đã đến lúc xóa bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để thị trường trong nước vận hành theo cơ chế thị trường, tiệm cận dần với giá thế giới.
12:04 - 17/05/2024
164 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
194 lượt xem

Giá vé máy bay 'nóng' hơn thời tiết và hóa đơn tiền điện

Đó là ví von của nhà báo Lâm Hiếu Dũng - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên khi phát biểu khai mạc hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?" do Báo...
10:09 - 17/05/2024
207 lượt xem

Thuế chưa kịp giảm, phí đã tăng

Trong khi Chính phủ đang chờ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng để tăng sức đề kháng cho doanh...
09:11 - 17/05/2024
224 lượt xem