16
/
169838
Cá nhân muốn kêu gọi, vận động quyên góp hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ cần tuân thủ những gì?
ca-nhan-muon-keu-goi-van-dong-quyen-gop-ho-tro-cho-nguoi-dan-vung-bao-lu-can-tuan-thu-nhung-gi
news

Cá nhân muốn kêu gọi, vận động quyên góp hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ cần tuân thủ những gì?

Thứ 5, 19/09/2024 | 17:38:00
1,951 lượt xem

BGTV- Cơn bão Yagi vừa đổ bộ vào miền Bắc để lại nhiều thiệt hại, tôi muốn kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp... quyên góp tiền, hiện vật để hỗ trợ cho người dân vùng bão, lũ thì phải tuân thủ quy định nào?

Để giúp bạn đọc, cá nhân muốn kêu gọi vận động cho vùng bão lũ hiểu rõ hơn và cần tuân thủ theo quy định nào? Luật sư, Nguyễn Thị Phong Lan - Giám đốc Công ty Luật TNHH Intelico- Hà Nội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn như sau:

Luật sư Nguyễn Thị Phong Lan

Nghị định số 93/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27/10/2021 là văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố là đối tượng áp dụng của Nghị định này.

Do đó, trong trường hợp bạn muốn kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp... quyên góp tiền, hiện vật để hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ, bạn cần tuân thủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27/10/2021.

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp... quyên góp tiền, hiện vật để hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ:

1. Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, khi tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân cần tuân theo những nguyên tắc sau: 

- Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện;

- Không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp;

- Các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.

- Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng.

- Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, gồm:

- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.

- Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Lưu ý: Trong trường hợp vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Trục lợi (Xử lý hành chính theo Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);…

3. Thời gian vận động

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, tuỳ theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động.

Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.

4. Các hình thức đóng góp

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, các hình thức đóng góp gồm:

- Đóng góp bằng tiền;

- Đóng góp bằng hiện vật;

- Đóng góp bằng hình thức cung cấp dịch vụ như miễn phí hoặc giảm giá một số dịch vụ để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai.

5. Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, để vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin truyền thông về các nội dung: Mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu kèm theo Nghị định này.

Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Sau khi kết thúc cuộc vận động thì cá nhân không được nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện và có trách nhiệm thông báo đến ngân hàng về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp.

6. Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

Căn cứ Điều 18 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết.

Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cá nhân, cá nhân sẽ được Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp (nếu có) về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

Cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.

7. Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện

Căn cứ Điều 19 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cá nhân đứng ra vận động tự chi trả chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để hỗ trợ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (công trình hạ tầng thiết yếu, trang thiết bị) thì thực hiện tiếp nhận, xác định giá trị và quản lý tài sản thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả do bão lũ phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có). Các nội dung công khai gồm:

- Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;

- Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;

- Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;

- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.

Cá nhân thực hiện công khai những nội dung trên tại các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. 

Thời điểm công khai thực hiện theo khoản 4 Điều 14 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cụ thể:

+ Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành.

+ Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện.

+ Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;

+ Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.

Khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do bão lũ có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.

Duy Phách

  • Từ khóa

Ông, bà có đăng ký khai sinh cho cháu được không?

BGTV - Chuyên mục " Luật sư của bạn" nhận được câu hỏi: Ông, bà có thể thay cha mẹ đi đăng ký khai sinh cho cháu được không? Nếu ông bà đi đăng ký khai...
17:00 - 03/10/2024
62 lượt xem

Bắt 5 đăng kiểm viên nhận hối lộ của ngư dân

Các đăng kiểm viên này đã thông đồng và câu kết với các đơn vị để hợp thức hóa hồ sơ rồi nhận hối lộ của các ngư dân.
15:56 - 03/10/2024
91 lượt xem

Bắt nghi phạm ném 'bom xăng' vào 3 ngân hàng

Công an thị xã Sông Cầu (Phú Yên) vừa tạm giữ nghi phạm nghi ném "bom xăng" vào 3 chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, gây cháy.
14:30 - 03/10/2024
111 lượt xem

Thanh Hóa truy bắt được nhóm đối tượng cướp giật tài sản

Ngày 2/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với Công an các tỉnh bạn đã điều...
13:48 - 03/10/2024
145 lượt xem

Vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2: Hai cựu phó giám đốc sở ở Quảng Nam nhận hối lộ thế nào?

Lê Ngọc Tường, cựu phó giám đốc VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, và Nguyễn Văn Văn, cựu phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, đã nhận tiền hối lộ để thực hiện vi...
09:56 - 03/10/2024
238 lượt xem