190
/
73768
Những ai không nên ăn rau sống?
nhung-ai-khong-nen-an-rau-song
news

Những ai không nên ăn rau sống?

Thứ 3, 21/05/2019 | 12:52:20
3,435 lượt xem

Phụ nữ mang thai, người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, suy thận mạn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lạnh bụng, tiêu chảy... không nên ăn rau sống.

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, rau sống là một từ chung để chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau được ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước...

Ảnh: My Tour

Ăn quá nhiều rau sống mà không bổ sung đạm, béo... có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Ảnh: My Tour

Rau sống giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau co thắt, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Trong thành phần của các loại rau sống, hoạt chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất là tinh dầu tạo mùi đặc trưng, vitamin C, B, men tiêu hóa, chất xơ, đường, carbohydrat. Một số loại cải chứa thành phần sulfur (lưu huỳnh) có tác dụng chống oxy hóa.

Người không nên ăn rau sống

Người bị rối loạn tiêu hóa: chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích: ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

Người bị viêm đại tràng: nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.

Bệnh nhân suy thận: những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.

Phụ nữ mang thai: thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.

Cơ thể có mùi khó chịu: ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Dược sĩ Phụng cho biết có ba cách tốt nhất để thưởng thức món rau sống an toàn và dinh dưỡng. Trong đó, ăn sống giữ cho các các enzyme, vitamin, phytochemical và tinh dầu còn nguyên vẹn. Phương pháp hấp là cách tốt nhất để giữ lại nước trong rau. Xào rau nhanh cũng giữ lại được một số chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng để chế biến rau.

Rau sống thường được trồng ở đất, nếu rửa không sạch, cơ thể dễ nhiễm ký sinh trùng. Cần rửa rau dưới vòi nước, ngâm rau khoảng 15 phút trong dung dịch nước muối loãng 5%. 

"Chú ý rửa sạch trước khi cắt hoặc thái nhỏ, vì các vitamin tan trong nước như C và nhóm B có thể mất hơn 50% khi rửa quá kỹ hoặc luộc quá chín", dược sĩ Phụng khuyến cáo.

Theo Cẩm Anh/VnExpress

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
303 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
433 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
481 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
924 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,464 lượt xem