190
/
63362
5 dấu hiệu của huyết khối
5-dau-hieu-cua-huyet-khoi
news

5 dấu hiệu của huyết khối

Thứ 3, 17/07/2018 | 08:11:53
1,381 lượt xem

Tuy cục máu đông (huyết khối) có thể giúp đóng kín vết thương và cầm máu, nhưng cục máu đông có thể gây hại nếu nó xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thường xảy ra ở chân, tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

Ho không rõ nguyên nhân hoặc đau dữ dội với mỗi khi hít thở có thể là biểu hiện của thuyên tắc phổi, khi cục máu đông di chuyển lên phổi.Ho không rõ nguyên nhân hoặc đau dữ dội với mỗi khi hít thở có thể là biểu hiện của thuyên tắc phổi, khi cục máu đông di chuyển lên phổi.

"Khi cục máu đông hình thành ở hệ thống sâu hơn này, chúng có thể gây đau và rất nguy hiểm", BS. Luis Navarro, người sáng lập Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở thành phố New York, cho biết. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra nếu cục máu đông lọt vào phổi và làm tắc dòng chảy của máu.

"Nhận diện các triệu chứng là rất quan trọng vì chúng thường rất nhỏ tối thiểu hoặc bị bỏ qua", ông nói thêm. Dưới đây là 5 dấu hiệu có thể xảy ra mà bạn bị huyết khối.

1. Sưng nề một chân

Trong hầu hết các trường hợp, DVT sẽ dẫn đến sưng ở chân bị bệnh. Nó thường dễ nhận thấy ở dưới đầu gối và hiếm khi xảy ra ở cả hai chân. Nguyên nhân là vì khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể trở lại tim và áp lực làm cho dịch thoát ra ở chân”.

2. Đổi màu da

Khi dòng chảy của máu bị tắc lại trong các tĩnh mạch, da trên vùng đó có thể bắt đầu bị thay đổi màu sắc, như vết bầm tím. Có thể thấy các sắc thái của màu xanh, tím hoặc thậm chí là màu đỏ. Nếu da bị đổi màu kèm theo ngứa hoặc nóng khi sờ, thì bạn rất nên đi khám bác sĩ.

3. Khó thở

Do lưu thông máu bị ảnh hưởng, nồng độ oxy có thể bắt đầu giảm. Hệ quả là bạn có thể cảm thấy nhịp tim tăng, ho khan và khó thở.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông đã di chuyển đến phổi, đặc biệt là khi kèm theo chóng mặt. Hãy gọi cấp cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt trong những trường hợp như vậy.

4. Đau ở một chân hoặc tay

Loại đau này có thể xảy ra đơn thuần hoặc kèm theo dấu hiệu đổi màu da và sưng. Đau do huyết khổi có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với chuột rút hoặc căng cơ, đó là lý do tại sao vấn đề thường không được chẩn đoán và đặc biệt nguy hiểm.

5. Đau dữ dội ở ngực

Khi cục máu đông di chuyển đến phổi, nó có thể gây thuyên tắc phổi và gây các triệu chứng tương tự như cơn đau tim.

Theo BS. Thomas Maldonado từ Trung tâm Y tế Langone NYU, cơn đau âm ỉ cảm giác ở giữa ngực nhưng lan ra các vùng xung quanh nhiều khả năng là cơn đau tim. Còn thuyên tắc phổi có thể cảm thấy giống như một cơn đau chói tăng lên mỗi khi hít thở.

Cẩm Tú/Dân trí 

Theo MD

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
421 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
847 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
841 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
854 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
963 lượt xem