4
/
76111
Hiệu quả sau 5 năm triển khai hỗ trợ xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi
hieu-qua-sau-5-nam-trien-khai-ho-tro-xu-ly-toan-dien-chat-thai-chan-nuoi
news

Hiệu quả sau 5 năm triển khai hỗ trợ xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi

Thứ 5, 11/07/2019 | 08:48:58
2,287 lượt xem

BGTV- Từ nguồn vốn vay ngân hàng thế giới ADB, trong những năm qua, Ban quan lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã triển khai hỗ trợ các hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, quy mô gia trại, trang trại các hợp phần xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi. Sau 5 năm triển khai, dự án đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi thải ra, đồng thời tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.

Từ quy mô nông hộ

Bắc Giang là tỉnh có lĩnh vực chăn nuôi lợn phát triển cả về tổng đàn và số trang trại chăn nuôi quy mô lớn.Tính đến nay toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng hơn 1,1 triệu con lợn, với vài trăm trang trang trại, quy mô từ 500 đến 3.000 con lợn. Theo thống kê của Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp (Lcasp), số lượng lợn lớn như này, mỗi ngày thải ra khoảng 2.850 tấn chất thải chăn nuôi. Nguồn chất thải này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Trước thực tế này những năm qua, Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã triển khai các hợp phần để khắc phục tình trạng trên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi theo từng giai đoạn.

Là một trong những hộ được Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học biogas, gia đình anh Lăng Văn Chuyền thôn Đồng Bông xã Tân Hiệp huyện Yên Thế không còn phải  lo lắng về vấn đề chất thải do việc chăn nuôi lợn của gia đình. Anh Chuyền cho biết: Chất thải do chăn nuôi của gia đình anh giờ đây  được thu gom vào hệ thống bể và được xử lý trước khi thải ra môi trường nên rất đảm bảo, môi trường không bị ô nhiễm. Hơn nữa chất thải được tận dụng thông qua hầm khí sinh học biogas tạo thành khí đốt phục vụ việc đun nấu và sinh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí chất đốt khá hiệu quả.

Chất thải được tận dụng thông qua hầm khí sinh học biogas tạo thành khí đốt phục vụ việc đun nấu và sinh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí chất đốt khá hiệu quả.

Tuy nhiên, hệ thống công trình khí sinh học biogas chỉ đáp ứng được quy mô chăn nuôi nông hộ, do vậy khi nhiều hộ tăng đàn lượng phân thải ra lớn, quá tải  nên hầm khí biogas không xử lý kịp. Để giải quyết vấn đề này, Ban quản lý Dự án nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang tiếp tục chương trình hỗ trợ các hộ chăn nuôi, đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng hố ủ phân compost để tận dụng được lượng phân thừa do hệ thống biogas không xử lý hết để ủ làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng. 

Không chỉ hỗ trợ hố ủ phân compost để xử lý chất thải rắn, mà đối với hệ thống nước thải sau xử lý biogas, Ban quản lý dự án nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang cũng quan tâm hỗ trợ  các hộ có mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt xây dựng khoảng 50 mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng tận dụng nguồn nước thải sau xử lý biogas. Đây là giải pháp vừa khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi vừa tận dụng được lượng nước thải sử dụng làm phân bón cho cây ăn quả.

Mô hình tưới tiết kiệm của dự án Lcasp góp phần giảm thiểu ngày công và tiết kiệm chi phí phân bón cho các hộ kết hợp chăn nuôi và trồng trọt.

Là hộ gia đình được Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng tận dụng nguồn nước thải sau xử lý biogas, anh Phạm Văn Huấn, thôn Tân Thành, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam vui mừng chia sẻ: “Mô hình tưới tiết kiệm tận dụng nước thải sau xử lý biogas đã góp phần giảm 80% công và thời gian tưới của gia đình, hơn nữa lại tiết kiệm được 30% phân bón hữu cơ do tận dụng nước thải”.

Đến quy mô gia trại, trang trại

Mặc dù đầu tư hàng chục bể biogas để xử lý lượng phân thải ra, song với quy mô chăn nuôi hơn 1.000 con lợn thịt, gia đình ông Nguyễn Bá Hữu ở thôn Đầm Lác, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên vẫn chưa khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường bởi hệ thống biogas bị quá tải. Trước thực trạng này, Ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ gia đình ông Hữu hệ thống máy tách phân. Theo đó, hệ thống chất thải sau khi qua biogas được đưa vào hệ thống máy tách phân, tạo ra chất bã khô dùng để bón cho cây trồng. 

Ngoài hệ thống máy tách phân, gia đình ông Hữu còn được hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng công nghệ Weslen. Với 4 bể ngăn được xây dựng, trong đó có 3 ngăn xử lý chất thải, với 6 các tầng đá hộc từ to đến nhỏ được trải thành rừng lớp trong các bể và trên cùng là đá răm và cát vàng. Đặc biệt trên mặt bể trồng cây thủy sinh, hệ thống nước thải sau bigos sẽ được chảy qua hệ thống lọc này và thải ra môi trường hoặc sử dụng tưới cho cây trồng. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ Dự án, giờ đây gia đình ông Hữu không còn “đau đầu” với bài toán giải quyết ô nhiễm môi trường từ chất thải mà lại còn vui hơn khi nguồn bã thải này được tận dụng qua đó tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ông Hữu chia sẻ: “Từ khi được hỗ trợ hệ thống máy tách phân, hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ weslen đã góp phần khắc phục triệt để tỉnh trạng ô nhiễm môi trường trong trang trại chăn nuôi của gia đình, hơn nữa gia đình tôi còn có thêm thu nhập từ nguồn chất bã ủ làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng, lợi ích đôi đường”.

Mô hình xử lý theo chuỗi khép kín là giải pháp toàn diện khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đối với quy mô trang trại. 

Nếu như hầm khí sinh học biogas và hố ủ phân hữu cơ chỉ phù hợp với quy mô hộ gia đình chăn nuôi vài trục đến 100 con lợn, thì đối với các gia trại, trang trại chăn nuôi lớn phải cần đến mô hình được xử lý theo chuỗi khép kín từ máy tách phân cho đến hệ thống biogas, sử dụng chất đốt từ biogas, cho đến xử lý nước thải bằng công nghệ weslen. 

Hiện mô hình hỗ trợ xử lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi theo quy trình khép kín từ hầm khí biogas, hệ thống xử lý phân, cho đến hệ thống sử dụng chất đốt từ biogas, và hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ weslen, cuối cùng là hệ thống tưới nhỏ giọt nước thải cho cây trồng đã trở thành giải pháp toàn diện khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi quy mô trang trại. 

Thời gian tới mô hình này sẽ tiếp tục được ban quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả hơn, đảm bảo chuỗi khép kín, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới cho các địa phương trong tỉnh./.

PV/BGTV

  • Từ khóa

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
75 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
345 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
556 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
656 lượt xem

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
943 lượt xem