24
/
172629
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
bao-dong-do-o-ho-lon-nhat-the-gioi
news

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Thứ 4, 20/11/2024 | 15:53:15
115 lượt xem

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy trong nhiều năm qua, mực nước tại biển Caspi đã cạn dần. Một số nơi từng là bãi tắm lý tưởng nay chỉ thấy những bãi đất khô cạn.

Tình hình tại Caspi ngày càng xấu đi, Tình trạng xây đập, khai thác quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu đều đang đẩy biển Caspi đến trước nguy cơ không thể phục hồi.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 1.Ảnh vệ tinh phía đông bắc biển Caspi được chụp vào tháng 9.2006. ẢNH: NASA

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 2.

Mực nước tại đông bắc biển Caspi cạn một phần vào tháng 9.2022. ẢNH: NASA

Biển Caspi báo động

Là hồ lớn nhất thế giới và không thông ra đại dương nào, Caspi được gọi là “biển” bởi diện tích rộng lớn của nó. Diện tích bề mặt của Caspi hơn 370.000 km2, với đường biển vòng cung trải dài hơn 6.400 km và được chia sẻ bởi 5 quốc gia: Kazakhstan, Iran, Azerbaijan, Nga và Turkmenistan.

Các nước trên cũng tận dụng biển Caspi cho hoạt động nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Nơi đây cũng có trữ lượng dầu khí lớn và giúp điều hòa khí hậu, mang độ ẩm cho khu vực Trung Á.

Nếu biến đổi khí hậu làm nước biển dâng thì điều ngược lại xảy ra ở nơi không giáp đại dương như Caspi. Mực nước ở đây sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa nước từ sông hồ và lượng mưa. Khí hậu ấm lên khiến nước ở nhiều hồ thu hẹp. Ngoài ra, biển Caspi được cung cấp nước bởi 130 con sông và việc xây dựng đập tại các con sông đang làm giảm lưu lượng nước chảy vào nơi này.

Nếu tình trạng trên kéo dài, biển Caspi có thể lâm vào tình cảnh tương tự biển Aral, cách Caspi khoảng 2.500 km về phía đông, nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan. Chưa đầy 30 năm, biển Aral từ chỗ một trong những hồ lớn nhất thế giới, đã khô cạn gần như hoàn toàn.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 3.

Ảnh vệ tinh chụp biển hồ Aral năm 1989 (trái) và 2014. ẢNH: NASA

Nguy cơ thảm họa sinh thái

Mực nước biển Caspi đã giảm kể từ giữa thập niên 1990 nhưng tốc độ tăng nhanh kể từ năm 2005. Chuyên gia về mô hình hệ thống trái đất Matthias Prange (Đại học Bremen, Đức), nhận định khi thế giới ấm lên, mực nước tại biển Caspi còn giảm mạnh. Ông Prange dự đoán mực nước sẽ giảm 8 - 18 m vào cuối thế kỷ 21, tùy vào tốc độ cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Ngay cả trong kịch bản lạc quan hơn thì riêng phần nước nông ở phía bắc biển Caspi, xung quanh Kazakhstan có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, theo ông Joy Singarayer, giáo sư cổ khí hậu học tại Đại học Reading (Anh).

Các nhà quan sát nhận định đây có thể là cuộc khủng hoảng cho các quốc gia nằm quanh biển Caspi. Ngư trường sẽ bị thu hẹp, du lịch sụt giảm và vận tải biển gặp khó khăn khi tàu thuyền thiếu chỗ neo đậu.


Ông Singarayer còn dự báo về cạnh tranh địa chính trị trên nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, với việc các quốc gia giáp biển Caspi có thể đẩy mạnh hoạt động khai thác tài nguyên nước và dầu khí. Ngoài ra, vấn đề sẽ thêm phức tạp khi đường bờ biển thay đổi do mực nước giảm.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 4.

Xác hải cẩu Caspi trôi dạt vào bờ biển ở thành phố Makhachkala, Nga tháng 12.2022. ẢNH: REUTERS

Đa dạng sinh học và sinh vật sống ở biển Caspi cũng sẽ bị đe dọa. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của loài cá tầm có nguy cơ tuyệt chủng - loài cá vốn là nguồn cung cấp 90% trứng cá muối cho thế giới. Vùng nước rộng lớn này đã được bao bọc trong đất liền ít nhất 2 triệu năm, với điều kiện khắc nghiệt là cơ sở hình thành nên nhiều loài sò độc đáo, có thể biến mất nếu tình hình xấu đi. Các cá thể hải cẩu Caspi, loài hải cẩu độc nhất chỉ có trên vùng biển này, cũng đứng trước nguy cơ mất đi môi trường sống.

Hồi tháng 8, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gọi tình trạng suy giảm mực nước tại biển Caspi đang trở thành thảm họa về sinh thái.

Theo Bảo Hoàng/Thanh niên

https://thanhnien.vn/bao-dong-do-o-ho-lon-nhat-the-gioi-185241029102104126.htm

  • Từ khóa

Iran có thể ngừng mở rộng kho dự trữ uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân

Theo báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Iran có khả năng ngừng mở rộng kho dự trữ uranium được làm giàu tới độ tinh khiết 60%, gần...
16:25 - 20/11/2024
104 lượt xem

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia là người cũ

Quốc hội Campuchia hôm nay 20.11 đã nhất trí thông qua việc bổ nhiệm cựu Phó thủ tướng, cựu Ngoại trưởng Prak Sokhonn làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng...
15:09 - 20/11/2024
143 lượt xem

Thái Lan phát hơn 29.400 tỉ đồng cho 4 triệu dân, công bố sáng kiến xóa nợ

Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt giai đoạn thứ hai của chương trình phát tiền mặt tới những người dễ bị tổn thương từ 60 tuổi trở lên.
11:01 - 20/11/2024
239 lượt xem

Công tố viên đề nghị hoãn tuyên án ông Trump đến khi hết nhiệm kỳ tổng thống

Các công tố viên phản đối hủy bỏ vụ án hình sự tại New York đối với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhưng đồng ý hoãn tuyên án cho đến khi ông mãn...
09:29 - 20/11/2024
261 lượt xem

Ông Trump chọn người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 19.11 đã đề cử ông Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình.
07:35 - 20/11/2024
314 lượt xem