205
/
172601
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình về đề xuất chính sách tiền lương, nghỉ hưu với nhà giáo
bo-truong-nguyen-kim-son-giai-trinh-ve-de-xuat-chinh-sach-tien-luong-nghi-huu-voi-nha-giao
news

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình về đề xuất chính sách tiền lương, nghỉ hưu với nhà giáo

Thứ 4, 20/11/2024 | 10:31:42
62 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình ý kiến đại biểu liên quan chính sách tiền lương, phụ cấp của giáo viên tại dự Luật Nhà giáo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN

Sáng nay (20-11), Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 và thảo luận dự Luật Nhà giáo.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tổ ngày 9-11.

Ngoài lương, nhà giáo sẽ có phụ cấp từ 1 đến 1,8

Đáng chú ý, bộ trưởng đã có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.

Theo đó, quan điểm "lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng" đã được khẳng định qua nhiều nghị quyết, kết luận của Đảng.

Để thể chế hóa thành các chính sách cụ thể, cơ quan soạn thảo dự kiến quy định: Nhà giáo được xếp lương theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng thêm phụ cấp lương cơ bản tương ứng với chức danh từ mức 1 đến 1,8.

Bảng lương của nhà giáo được sắp xếp lại để bảo đảm tương quan với công chức và với viên chức các ngành khác.

Phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (tăng thêm 5%).

Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp lưu động gồm nhà giáo dạy liên trường…

Các nội dung này đã được thể hiện tại dự thảo nghị định quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, chính sách thu hút, hỗ trợ đối với nhà giáo và đã được đánh giá tác động.

Bộ trưởng nêu rõ cơ quan soạn thảo không đề xuất bảng lương riêng với nhà giáo mà sử dụng "thang bậc lương hành chính sự nghiệp" chung như hiện nay.

Đồng thời điều chỉnh các phụ cấp, các quy định xếp lương để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng và hoàn toàn phù hợp với ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội.

Báo cáo của Bộ trưởng Sơn nêu rõ, quy định về tiền lương và phụ cấp tại dự Luật Nhà giáo phù hợp với tinh thần của các nghị quyết, kết luận và cần thiết phải được cụ thể hóa theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị tại kết luận 91.

Thời gian tới bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, trong đó sẽ lưu ý đến việc bảo đảm tương quan giữa các cấp học, trình độ đào tạo và tương quan với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác.

Trước đó, báo cáo cũng nhấn mạnh thực tế việc xếp lương nhà giáo chưa bảo đảm tương quan với công chức, viên chức các ngành khác.

Cơ quan soạn thảo so sánh giáo viên phổ thông hạng III - II - I áp dụng bảng lương của viên chức loại A1 (2,34) - A2.2 (4,0) - A3.2 (5,75); trong khi công chức ngạch viên - chính - cao áp dụng bảng lương của công chức loại A1 (2,34) - A2.1 (4,4) - A3.1 (6,2).

Hoặc chức danh y tế công cộng hạng III - II - I được áp dụng bảng lương của công chức loại A1 (2,34) - A2.1 (4,4) - A3.1 (6,2).

Quy định cần thiết để bảo vệ nhà giáo

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc trả lương của nhà giáo ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa nhà giáo và cơ sở giáo dục ngoài công lập, Nhà nước không can thiệp vào nguyên tắc này.

Tuy nhiên, để bảo đảm mức an sinh xã hội của nhà giáo ngoài công lập, ngoài quy định mức lương tối thiểu theo quy định tại Bộ luật Lao động, cơ quan soạn thảo dự kiến quy định:

"Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác".

Thực tế tổng thu nhập của nhà giáo ngoài công lập có thể cao hơn nhà giáo công lập, nhưng việc thực hiện các chế độ như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội theo lương thì thấp hơn nhà giáo công lập.

Đồng thời có nhiều trường hợp giáo viên mầm non ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập, tư thục, nhà giáo ngoài công lập ở các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ ký hợp đồng lao động ngắn hạn với mức thu nhập thấp hơn so với giáo viên công lập.

Dù bảo đảm quy định mức lương tối thiểu vùng nhưng chưa thực sự bảo đảm mức an sinh xã hội cho nhà giáo và chế độ cho nhà giáo khi nghỉ hưu, hoặc chế độ hưởng bảo hiểm xã hội khác… Do đó quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo.

Giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hưu trước tuổi, không bị trừ tỉ lệ lương hưu

Báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu rõ kể từ khi độ tuổi nghỉ hưu được tăng lên 62 với nam và 60 với nữ theo Bộ luật Lao động, giáo viên mầm non có rất nhiều tâm tư.

Việc giảm độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non cũng đã được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và nêu ý kiến tại nghị trường, đồng thời nhận được sự đồng thuận cao của xã hội.

Luật Nhà giáo quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Các đối tượng nhà giáo khác sẽ tiếp tục được xem xét, nghiên cứu và đề xuất nếu có đủ căn cứ.

Theo Thành Chung - Tiến Long/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-giai-trinh-ve-de-xuat-chinh-sach-tien-luong-nghi-huu-voi-nha-giao-20241120070937552.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11...
11:05 - 20/11/2024
34 lượt xem

Xếp bậc lương giáo viên cao nhất: Cần thiết nhưng phải hài hòa với ngành khác

Các đại biểu đồng tình với các chính sách ưu đãi về phụ cấp và lương giáo viên, nhưng cho rằng cần có sự hài hòa với các ngành nghề khác, điển hình là y...
10:58 - 20/11/2024
61 lượt xem

Thủ tướng nêu ba đề xuất tại Hội nghị Thượng đỉnh G20

Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) vào tháng 4-2025
08:05 - 20/11/2024
118 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 19.11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
07:02 - 20/11/2024
107 lượt xem

Tổng Bí thư: Đề xuất cụ thể tinh gọn các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để đề xuất cụ thể việc tinh gọn các ban Đảng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, các...
21:05 - 19/11/2024
406 lượt xem