19
/
58059
Xin chữ đầu Xuân – nét đẹp văn hóa
xin-chu-dau-xuan-net-dep-van-hoa
news

Xin chữ đầu Xuân – nét đẹp văn hóa

Chủ nhật, 18/02/2018 | 14:33:59
1,595 lượt xem

BGTV- Trong những ngày đầu năm mới, cùng với nhiều phong tục cổ truyền, tục xin và cho chữ đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.

Theo tục lệ người Việt Nam, cứ từ mùng 2 Tết trở đi, mọi người đã nô nức đi xin chữ. Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình từ xa xưa, treo chữ gì trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, cũng là thể hiện những mong ước trong năm mới. Ngày xưa, nhiều cụ đồ tìm ra vỉa hè hay đầu làng ngồi cho chữ ngày xuân là một thú vui tao nhã, muốn đem cái đạo học để dạy cho người đời, cũng là "vung bút" thể hiện tài năng của mình.

Xin chữ trong truyền thống xa xưa là cả một lễ nghi nghiêm trang gần như có thủ tục. Ông đồ của làng thường là một nhà nho được cả làng trọng vọng về tài năng cũng như đạo đức, người ta còn đón cả ông đồ về nhà mình cung phụng, để lo dạy chữ cho con. Để xin chữ hay xin ông đồ viết câu đối treo trong nhà trong ngày đầu năm là cả một việc trọng đại của gia đình. Người đi xin chữ phải ăn mặc chỉnh tề, mang lễ lạt đến một cách nghiêm trang để nhờ thầy đồ cho chữ về treo. Mỗi chữ được viết ra là một món quà mang đến phúc lộc, may mắn, cũng là thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo. Cái chữ và đạo thánh hiền luôn được coi trọng như vậy, như dân gian có câu “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” là vậy.

Theo phong tục truyền thống, người dân thường đến xin chữ về treo với hy vọng về một năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn chữ phù hợp.Những nét chữ của ông đồ như "rồng bay phượng múa" hiện lên trên mỗi tờ giấy đỏ thắm gửi gắm một tâm tư, nguyện vọng về một năm mới tốt lành, nhiều may mắn.

Mơ ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, nên nội dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thanh niên, học sinh thường xin chữ Minh, Trí, Tuệ, Đạt… để tự nhắc nhở bản thân thu nạp kiến thức, cầu thi cử đỗ đạt. Người trung tuổi hay chọn chữ An, Phúc, Đức, Tâm… 

Theo truyền thống, thì chữ Hán được ưa thích nhất, bởi nghĩa sâu xa của nó; nhưng đến nay chữ Nôm cũng rất thông dụng trong tục xin chữ - cho chữ, và chữ Việt, bằng nhiều thể chữ đã và đang được những người xin chữ - cho chữ thể hiện. Ngày nay, bên cạnh hình ảnh những ông đồ già bận áo dài khăn xếp, còn có những ông đồ trẻ cũng bận áo dài khăn xếp cho chữ đầu Xuân. Họ có lối viết thư pháp riêng mang phong cách người trẻ, nhưng vẫn không mất đi tính triết lý, tình cảm, âm ngữ của tiếng Việt.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển. Chính bởi vậy, mỗi chữ hiện ra dưới tay các thầy đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

Người Việt Nam giàu lòng mến khách, văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và xin chữ đầu xuân là nét đẹp tao nhã truyền thống mang của cốt cách văn hóa người Việt mỗi khi tết đến xuân về. Trọng chữ là trọng tri thức, trọng truyền thống văn hóa – nét đẹp ấy bao năm vẫn mãi lưu truyền!

Bảo Quyên

  • Từ khóa

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo thông tin từ Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6...
16:59 - 29/04/2024
53 lượt xem

Sự thật Cát Bà vắng bất thường ngày lễ, khách sợ tắc phà nên "quay xe"

Nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh bến phà, bãi tắm ở Cát Bà vắng vẻ trong ngày đầu nghỉ lễ, cho rằng khách sợ tắc phà nên đồng loạt "quay xe".
14:13 - 29/04/2024
127 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
1,250 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
1,781 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
1,842 lượt xem