240
/
87626
Nguy hại khi tiêu thụ động vật hoang dã
nguy-hai-khi-tieu-thu-dong-vat-hoang-da
news

Nguy hại khi tiêu thụ động vật hoang dã

Chủ nhật, 08/03/2020 | 07:00:09
763 lượt xem

BGTV- Hiện nay, ăn thịt động vật hoang dã (ĐVHD) vẫn còn là “sở thích”, được coi là “thú ăn chơi” thể hiện đẳng cấp của nhiều người. Quan niệm sử dụng sản phẩm từ ĐVHD mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống con người.

Thú ăn chơi “nguy hại”

Ông Trần Văn H (xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng) là một người kinh doanh bất động sản lâu năm, có sở thích uống và “sưu tầm” các loại rượu ngâm từ dược liệu, động vật như rắn hổ mang, mật gấu… trong nhà của ông lúc nào cũng ngâm nhiều hũ rượu to để đãi khách. Ông T chia sẻ các bình rượu đều do những đối tác, anh em bạn bè cùng giới trao đổi, tặng nhau vào những dịp đặc biệt.

“Những bình rượu này đều càng lâu sẽ phát huy tác dụng, nguồn gốc tự nhiên nên rất bổ dưỡng, không sợ có các chất độc hại, rượu ngâm cũng là loại rất mạnh, diệt được hết vi khuẩn nên không đáng lo” - ông H nói.

Không chỉ riêng ông H mà nhiều người dân cũng có quan niệm ăn thịt hay sử dụng các chế phẩm từ ĐVHD có thể chữa được nhiều thứ bệnh. Trong thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt ĐVHD không đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe như đồn đoán, nhiều loài còn mang theo các mầm bệnh nguy hiểm, nhất là những loài bò sát, loài thú sống chui rúc như tê tê, dúi, cầy hương... Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ ĐVHD không chỉ lây truyền trong quá trình tiếp xúc trực tiếp khi săn bắt, vận chuyển và buôn bán, mà còn gây bệnh với những người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh. 

Sử dụng tùy tiện ĐVHD đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề với môi trường, hệ sinh thái tự nhiên

Ví dụ các bệnh tiêu biểu có thể mắc sau khi ăn phải thịt dúi gồm xoắn khuẩn gây tổn thương não, viêm và xuất huyết khu trú tại tim và phổi, tổn thương mô và gan, hoại tử ống thận, dẫn tới suy thận cấp, viêm tim nội mạc, viêm gan, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu, thậm chí gây tử vong.

Bên cạnh đó, vận chuyển thú rừng và thịt rừng thường là khi các con vật này đã chết do bị bẫy hoặc ăn bả, do đó các đối tượng vận chuyển, tiêu thụ phải tẩm ướp rất nhiều hóa chất giữ cho tươi lâu, không bị phân hủy. Điều này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, chưa kể trong những loài thú rừng này thường mang theo những mầm bệnh tự thân, hành vi buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép ĐVHD làm tăng nguy cơ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật sang con người.

ĐVHD - trung gian truyền bệnh nguy hiểm

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 200 loại bệnh tật của con người đang lưu hành trên thế giới có 75% nguồn gốc lây nhiễm từ động vật (gồm cả ĐVHD và vật nuôi); 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ ĐVHD, một số tạo nên những “thảm họa” thật sự. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi như hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm, Ebola và mới đây là Corona đều bắt nguồn từ các loài linh trưởng, cầy, dơi và chim di cư do con người tiếp xúc trong quá trình săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, tiêu thụ… Vấn nạn này làm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm từ động vật sang con người một cách nhanh chóng.

Thịt từ các loại  ĐVHD là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm 

Luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài ĐVHD quy định rất rõ: Không chỉ các loài quý hiếm, trong danh sách bảo vệ đặc biệt, mà ngay cả động vật rừng thông thường cũng cần được bảo vệ. Nhưng sự lỏng lẻo trong quản lý cùng chế tài xử phạt chưa nghiêm đã tạo nên “kẽ hở” cho các “giao dịch đen” này tồn tại, nhiều người dân vẫn có sở thích, thói quen sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể, điều này không chỉ xâm hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái mà còn tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe con người.

Thực trạng trao đổi, buôn bán thịt, các sản phẩm từ ĐVHD diễn ra phổ biến trên mạng xã hội

ĐVHD là một mắt xích đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên, đã đến lúc các quốc gia cần coi đây là một thứ “tài nguyên” cần được bảo vệ, quản lý chặt chẽ, góp phần ứng phó với các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Trước diễn biến phức tạp của tình trạng săn bắt, tiêu thụ trái phép ĐVHD, các cơ quan chức năng cần quyết liệt, mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nhận thức rõ về vai trò của các loài ĐVHD cũng như mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng các sản phẩm này, cảnh giác với nguồn lây nhiễm bệnh từ động vật, tuyệt đối không ăn thịt ĐVHD và các chế phẩm từ động vật bệnh, chết, động vật không rõ nguồn gốc./.

Nghị định 35/2019/NĐ -CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp, quy định Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng là 400.000.000 đồng.

Nếu vượt mức xử phạt vi phạm hành chính phải xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 – Bộ luật Hình sự

  • Hành vi săn bắt, giết mổ, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 
  • Nếu săn bắt, giết mổ, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép có tổ chức, có quy mô sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm

Minh Anh

  • Từ khóa

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
377 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
413 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
389 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
899 lượt xem

Đăng kiểm đã 'chịu' nhận chuyển khoản

Sau chấn chỉnh của Cục Đăng kiểm VN, một số trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM đã triển khai thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Tuy nhiên, cũng còn nhiều...
10:21 - 15/05/2024
907 lượt xem