240
/
56047
15 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi
15-die-u-nguo-i-lao-do-ng-ca-n-bie-t-de-ba-o-ve-quye-n-lo-i
news

15 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

Thứ 4, 13/12/2017 | 10:53:55
657 lượt xem

BGTV- Lương trong thời gian thử việc tối thiểu bằng 85% mức lương chính thức; Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút mỗi ngày; Doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động (NLĐ)… là những quy định người lao động cần biết khi tham gia ký kết lao động tại các doanh nghiệp.

1. Chỉ được thử việc 01 lần

- Theo Điều 27 Bô luật Lao động năm 2012: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm không quá 60 ngày (đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên); không quá 30 ngày (đối với công việc cần trình độ trung cấp) hoặc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

- Doanh nghiệp yêu cầu lao động thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

2. Tiền lương trong thời gian thử việc

- Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

- Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ thấp hơn 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

3. Lương chính thức không thấp hơn lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng từ 01/1/2018 theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP như sau:

Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng;

Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng;

Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng;

Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng

Trả lương thấp hơn quy định bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng (khoản 3 Điều 13 Nghị đinh 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

4. Tiền lương làm thêm giờ

- NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% lương; vào ngày nghỉ hằng tuần được hưởng 200%; vào ngày lễ, Tết được hưởng 400% lương (Điều 97, điều 115 - Bộ luật Lao động năm 2012).

- Trả lương làm thêm giờ thấp hơn quy định phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng (khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

5. Thời gian làm việc

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Điều 104 Bộ luật Lao động 2012)

- Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

6. Người lao động được trả lương đúng hạn, đầy đủ

- Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

- Trả lương không đúng hạn, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng (khoản 3 Điều 13 Nghị đinh 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

7. Doanh nghiệp bị phạt nếu giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của NLĐ

Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định, doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

8. Lao động nữ đang hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong 01 tháng.

- Không cho lao động nữ trong thời gian hành kinh nghỉ theo quy định bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (khoản 1, Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

9. Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút/ngày

- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương (Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP).

- Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng (khoản 2, Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

10. Nghỉ trong giờ làm việc

- NLĐ làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút. Trường hợp làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. (Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2012).

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với doanh nghiệp không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca,… (Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

11. Mỗi năm NLĐ có 12 ngày nghỉ phép

Một tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc thì có 12 ngày nghỉ phép; người lao động có thể thoả thuận với doanh nghiệp để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần (Điều 110, 111 Bộ luật Lao động 2012).

12. NLĐ đơn phương nghỉ việc phải báo trước ít nhất 30 ngày

NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước cho doanh nghiệp ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn; 45 ngày nếu là hợp đồng không xác định thời hạn (Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012).

13. Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động bị xử lý hình sự

Quy định này sẽ được áp dụng từ năm 2018. Theo đó, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền với mức phạt cao nhất là 01 tỷ đồng; hoặc bị phạt đến 07 năm tù (Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015).

14. Sa thải phụ nữ mang thai bị phạt đến 03 năm tù

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi bi phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.

15. NLĐ khởi kiện đòi tiền lương được miễn nộp án phí

Theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, NLĐ khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án.

BGTV

  • Từ khóa

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
274 lượt xem

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để chống béo phì?

Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ...
11:19 - 22/11/2024
271 lượt xem

Phát hiện hơn 100 hài cốt khi thi công cống thoát nước ở Hà Nội

Trong quá trình đào mương thi công cống thoát nước ở Hà Nội, công nhân liên tục phát hiện những chiếc tiểu quách bên trong có hài cốt người. Đến nay, công...
17:35 - 21/11/2024
1,201 lượt xem

Chốt vé tuyến metro số 1 TP.HCM: 40.000 đồng/người/ngày đi không giới hạn

UBND TP.HCM vừa có Quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến...
12:28 - 21/11/2024
841 lượt xem

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mỗi ga dừng 5 phút, Hà Nội - TP.HCM đi 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ?

Bộ Giao thông vận tải đã giải trình ý kiến nêu với 23 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mỗi ga dừng 5 phút, từ Hà Nội vào TP.HCM mất 7 giờ chứ không thể...
12:14 - 21/11/2024
838 lượt xem