240
/
55565
95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành
95-thuc-pham-nhap-khau-se-khong-phai-kiem-tra-chuyen-nganh
news

95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành

Thứ 3, 28/11/2017 | 14:08:09
545 lượt xem

Hiện nay, 100% thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng tới đây, 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ được bỏ qua thủ tục này.


Doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm thực phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó. Ảnh minh họa

Tiết kiệm 12 triệu ngày công và 3.700 tỷ đồng

Chiều 27/11, Bộ Y tế đã tổ chức họp để cho ý kiến lần cuối vào dự thảo Nghị định 38/NĐ-CP sửa đổi. Do thay thế tới 20/25 điều so với Nghị định 38 hiện hành, nên Ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ ban hành một nghị định mới để thay thế Nghị định 38, chứ không dùng tên là Nghị định 38 sửa đổi.

Dự thảo nghị định mới quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được xây dựng theo hướng cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính về đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Theo Bộ Y tế, trước đây, 100% mặt hàng thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, thì nay sẽ mở rộng diện không cần kiểm tra, chẳng hạn: Các sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế; sản phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công nội bộ trong cơ sở…

Phương thức kiểm tra Nhà nước về ATTP cũng có sự thay đổi đột phá. Cụ thể, với kiểm tra giảm (kiểm tra hồ sơ), cơ quan chức năng sẽ chỉ kiểm tra xác suất, tối đa 5% hồ sơ trên tổng số lô hàng do hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, với việc thay đổi quy định về kiểm tra chuyên ngành như trên, tới đây, 95% lô hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành; chỉ quản lý chặt những sản phẩm có cảnh báo nguy cơ, ví dụ trong vùng có dịch và khi hậu kiểm phát hiện sản phẩm không an toàn.

Điểm mới tiếp theo là chỉ còn 3 nhóm mặt hàng phải đăng ký công bố sản phẩm gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các thực phẩm trong 3 nhóm này phải đăng ký công bố sản phẩm, mà chỉ có một số nhóm mặt hàng phải công bố.

Những sản phẩm này, Bộ Y tế đề xuất cho vào nhóm sản phẩm kiểm soát chặt, cần phải được thẩm định hồ sơ, sau khi được cấp giấy tiếp nhận mới được sản xuất kinh doanh.

Với những đổi mới đột phá kể trên, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, nếu nghị định mới được thông qua, chúng ta sẽ tiết kiệm được 12 triệu ngày công và khoảng 3.700 tỷ đồng.

Doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, nghị định mới cũng quy định là doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan Nhà nước để xác nhận.

Căn cứ công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, trong đó sẽ mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật.  

Dự thảo nghị định cũng thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để đảm bảo ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các doanh nghiệp không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP, cũng như mở rộng đối tượng các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm.

Phân cấp quản lý cho địa phương

Để triển khai hiệu quả quy định này mà vẫn bảo đảm công tác quản lý các nội dung liên quan đến ATTP, dự thảo nghị định cũng sẽ phân cấp triệt để cho chính quyền các địa phương.

Về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, sẽ tiếp tục phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm Y tế, Công Thương, NN&PTNT theo hướng các bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối.

Riêng với một số doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm giao thoa thuộc thẩm quyền quản lý của 2 Bộ trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào, cơ quan đó sẽ quản lý.

Theo Chinhphu.vn

  • Từ khóa

Hà Nội tặng vé xe cho 5.000 công về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.Hà Nội sẽ trích nguồn tài chính công đoàn để hỗ trợ vé xe bằng tiền mặt cho công nhân lao động về quê ăn Tết Nguyên đán Ất Tỵ...
16:30 - 05/11/2024
242 lượt xem

Phạt 30 triệu đồng nếu cưỡng ép vợ, chồng quan hệ tình dục

Bộ Công an đề xuất phạt tối đa 30 triệu đồng đối với hành vi cưỡng ép vợ hoặc chồng thực hiện quan hệ tình dục trái ý muốn.
09:10 - 05/11/2024
426 lượt xem

Bão Yinxing mạnh cấp 11, giật cấp 14, dự báo vào Biển Đông

Dự báo của Nhật, Hong Kong, Philippines đều nhận định bão Yinxing tiếp tục tăng cấp trong những ngày tới và có khả năng vào Biển Đông, trở thành cơn bão...
07:31 - 05/11/2024
458 lượt xem

Miền Bắc đón đợt rét đầu tiên năm 2024, thời tiết Hà Nội ra sao?

Trong đợt rét đầu tiên năm 2024, thời tiết Hà Nội trở lạnh với nhiệt độ phổ biến 21 - 23 độ C, đêm trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18 - 20...
15:10 - 04/11/2024
876 lượt xem

Sửa Luật Bảo hiểm y tế để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại các tổ thảo luận, cũng...
10:05 - 04/11/2024
959 lượt xem