240
/
128675
Trẻ ở đâu giữa những cơn giận dữ của người lớn?
tre-o-dau-giua-nhung-con-gian-du-cua-nguoi-lon
news

Trẻ ở đâu giữa những cơn giận dữ của người lớn?

Thứ 4, 01/06/2022 | 08:12:51
3,047 lượt xem

Lặng lẽ theo dõi vụ bạo hành ở Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCM-AA), điều tôi băn khoăn lớn nhất chính là những đứa trẻ, lẽ ra chúng phải được bảo vệ nhất nhưng lại bị bỏ quên ở đâu đó trong cơn giận dữ của người lớn.

Trẻ ở đâu giữa những cơn giận dữ của người lớn? - Ảnh 1.

Cuộc “đôi co” giữa phụ huynh và đại diện nhà trường được livestream trên mạng xã hội dẫn tới những phản ứng trái chiều trong cộng đồng mạng - Ảnh cắt từ clip

Tôi xót xa cho những đứa trẻ khi phải chứng kiến cuộc đối thoại không mang tính giáo dục xảy ra trước mắt hàng chục, hàng trăm ngàn người. Điều đáng buồn hơn là cuộc đối thoại ấy lại được thực hiện bởi phụ huynh, thầy cô và ở ngay chính ngôi trường mà hằng ngày các con phải học tập và sinh hoạt.

Tránh sai chồng sai

Là một giáo viên trung học cơ sở nhiều năm, cá nhân tôi chứng kiến không ít vụ việc va chạm giữa học sinh trong môi trường học đường. Thiết nghĩ, những vụ việc đánh nhau như trên là hoàn toàn có thể xảy ra và thường xảy ra, đặc biệt là với lứa tuổi teen, khi các em còn nhiều hành vi bồng bột, nóng nảy, thiếu kiềm chế. 

Tuy nhiên, bằng thái độ bình tĩnh, cách hành xử đúng đắn của nhà trường và phụ huynh sẽ ngăn ngừa sự việc vượt xa, dẫn đến những hệ quả tiêu cực.

Cha mẹ không nên gặp trực tiếp gia đình của đứa trẻ gây ra lỗi để tránh gây xung đột, bạo lực giữa hai gia đình. Nếu nhất thiết phải gặp gỡ, thường phụ huynh và các em học sinh trong vụ việc đánh nhau sẽ được gặp trực tiếp tại trường, do thầy cô giáo hoặc bộ phận giám thị sắp xếp. 

Hầu hết mọi trường học thường ngăn chặn các cuộc gặp này, vì từ phía bị xâm hại, cha mẹ có thể không kiềm chế được mà lao vào mắng chửi hoặc tấn công đứa trẻ phía bên kia.

Như vậy, từ một điểm sai này sẽ dẫn đến một điểm sai khác và tiếp tục đẩy tình huống vào mức tệ hơn lúc ban đầu. Cũng bởi mục tiêu quan trọng nhất trong mọi trường hợp là bảo vệ các em học sinh gặp nạn, cảm hóa được học sinh sai phạm, giúp các em chủ động nhận thức được lỗi và hóa giải thành công với bạn bè.

Thực tế thì với quy trình xử lý khi xảy ra va chạm giữa trẻ nhỏ tại trường quốc tế trên là hoàn toàn hợp lý. Hơn như thế, vụ việc này đã được trình báo công an, vấn đề nhà trường đúng hay sai hoặc vô trách nhiệm đến đâu còn cần nhiều thời gian và chi tiết để xác định. Thế nhưng, với cơn nóng giận của nhiều người trên mạng xã hội, trường học này đã bị kết án.

Tính hai mặt của mạng xã hội

Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của mạng xã hội trong đời sống cộng đồng. Nhưng bên cạnh những nhìn nhận thấu đáo và có chừng mực, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thiếu kiềm chế, thậm chí là chưa biết gì, đã lên tiếng mắng chửi và chỉ trích người khác. 

Góp tiếng nói lên án sự bất công là điều cần thiết để xã hội phát triển, nhưng bên cạnh trái tim nóng vẫn rất cần một tư duy tỉnh táo để nhận xét và thấu hiểu.

Hơn như thế, hình ảnh của những đứa trẻ trong clip đã được phụ huynh của chúng sử dụng một cách vô tội vạ để làm chứng cứ cho lời nói buộc tội của họ. Cơn giận dữ đã khiến phụ huynh sẵn sàng kéo cổ áo, lột mắt kính, vén tay áo, xoay ngược lỗ tai chỉ để phơi bày những vết thương nhằm củng cố bằng chứng để buộc tội đứa trẻ còn lại.

Khi mục tiêu của cuộc livestream là 70.000 lượt xem và đã vượt qua mấy lần so với mục tiêu ban đầu thì cũng đồng nghĩa với việc có chừng ấy người nhìn thấy, bình luận và phán xét... liên quan đến vết trầy xước của các con. Những đứa trẻ, dù không mong muốn, đã vô tình bị cuốn vào mâu thuẫn và tranh chấp kịch liệt của người lớn và trở nên "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ.

Là người ngoài cuộc, bản thân tôi và mọi người chưa đủ cơ sở để kết luận đúng sai như thế nào. Tuy nhiên, ở cương vị là một người mẹ, tôi vẫn rất xót xa khi đọc diễn biến liên quan đến vụ việc bạo hành học đường trên. Cũng bởi tôi hiểu khi cơn giận dẫn dắt, người lớn chúng ta sẽ quên đi những đứa trẻ mà sa vào những cuộc đôi co, tranh cãi vô ích.

Hãy khép lại sự đôi co, đặt lợi ích và tương lai của trẻ lên trên hết.

Thiếu sót của người lớn

Trong đỉnh điểm của cơn giận dữ, khi cả hai phía nhà trường và phụ huynh vẫn đang mải miết bảo vệ cho lẽ phải trong cuộc đôi co này, liệu có ai nghĩ đến việc làm cách nào để giúp những đứa trẻ trở về cuộc sống bình thường, để học tập và sinh hoạt, sau ngần ấy việc xảy ra.

Người lớn đã thật thiếu sót trong quá trình giáo dục để những đứa trẻ hiểu ra rằng khi xảy ra mâu thuẫn sẽ có nhiều cách để giải quyết chứ không nhất thiết phải kéo nhau ra ngoài trường, dẫn đến va chạm như cái cách các em đã chọn.

Nhưng sẽ càng thiếu sót và sai lầm hơn nếu chúng ta không kịp dừng lại mà cứ tiếp tục đẩy mâu thuẫn lên cao hơn, gây thêm nhiều ký ức không hay lên tuổi học trò của các em.

Theo Trần Kim Hà/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tre-o-dau-giua-nhung-con-gian-du-cua-nguoi-lon-2022053122463157.htm

  • Từ khóa

Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ...
15:45 - 17/05/2024
687 lượt xem

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
1,582 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
1,515 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
1,422 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
1,991 lượt xem