240
/
116116
Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách?
un-tac-tai-chot-kiem-soat-ha-noi-co-the-mat-thanh-qua-3-dot-gian-cach
news

Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách?

Thứ 3, 07/09/2021 | 10:16:34
977 lượt xem

Theo chuyên gia, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

Ùn tắc tại chốt kiểm soát tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh

Như phản ánh của Dân trí, trong ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội thứ 4 tại Hà Nội, lượng xe cộ đổ ra đường là tương đối đông đúc, nhiều tuyến đường trên địa bàn xảy ra tình trạng ùn tắc nhẹ, đặc biệt là các khu vực có chốt kiểm soát.

Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách? - 1

Cảnh ùn tắc được ghi nhận tại khu vực đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngày 6/9.

"Việc ùn tắc tại các chốt kiểm soát khiến người tham gia giao thông không thực hiện được giãn cách và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh", PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, bày tỏ sự lo ngại về tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch.

PGS Hùng nhấn mạnh rằng, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách? - 2

Phương tiện bị ùn ứ, dồn sát vào nhau, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi không đảm bảo giãn cách.

Hiện, Công an Hà Nội chia các đối tượng được xét duyệt, cấp Giấy đi đường trong "vùng đỏ" thành 6 nhóm:

Nhóm một: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.

Nhóm 2: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu.

Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.

Nhóm 4: Cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.

Nhóm 5: Công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cần thiết khác để phục vụ các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Theo chuyên gia này, việc thành phố đã quy định 6 nhóm đối tượng được ra đường tại "vùng đỏ" đã giúp hạn chế đáng kể lưu lượng giao thông trên đường phố.

Người dân di chuyển bằng phương tiện cá nhân với mật độ giao thông thấp, luôn mang khẩu trang đúng cách và đảm bảo giãn cách sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý, vẫn để xảy ra ùn tắc tại các chốt kiểm soát thì đó mới là nguy cơ lây lan mầm bệnh rất lớn.

"Tại các chốt kiểm soát, bên cạnh việc không đảm bảo giãn cách nếu xảy ra hiện tượng ùn tắc, còn có nguy cơ lây nhiễm từ chính lực lượng trực chốt. Cụ thể, khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân hay hỏi các thông tin có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác", PGS Hùng phân tích, "Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, những đám đông hàng chục người điều khiển phương tiện đứng chen chúc nhau để chờ qua chốt như đã thấy trong ngày 6/9 có thể phá vỡ thành quả nhiều tháng giãn cách xã hội của Hà Nội".

Quan trọng là kiểm soát điểm đi và điểm đến

Theo chuyên gia này, kiểm soát người dân đi lại là biện pháp đúng đắn để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, thay vì quá tập trung vào kiểm soát người di chuyển trên đường thì cần tập trung kiểm soát ở điểm đi và điểm đến.

Để làm được điều này, theo PGS Hùng vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Trước hết, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà hay người đứng đầu các thôn, xóm phải nắm được những người có nhiệm vụ và nằm trong diện được phép ra đường theo quy định của thành phố để kiểm soát việc ra đường của những trường hợp này.

Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách? - 3

Theo chuyên gia, điều quan trọng là phải kiểm soát tại điểm đi và điểm đến của người dân (Ảnh minh họa).

Tại nơi đến: các cơ quan, xí nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán đồ thiết yếu,… cần phát huy vai trò trong việc kiểm soát mọi thành viên tuân thủ 5K và có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

"Người dân và các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, giãn cách là yếu tố quan trọng nhất để chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh. Kiểm soát quá chặt việc di chuyển trên đường nhưng tại các cửa hàng, công sở lại buông lỏng sẽ không hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại cơ sở", PGS Hùng nhấn mạnh.

Theo Thảo Vy/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/un-tac-tai-chot-kiem-soat-ha-noi-co-the-mat-thanh-qua-3-dot-gian-cach-20210907091258368.htm

  • Từ khóa

Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ...
15:45 - 17/05/2024
1,109 lượt xem

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
2,021 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
1,938 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
1,835 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
2,078 lượt xem