240
/
100279
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu lời giải bài toán nhân lực chất lượng cao
bo-truong-dao-ngoc-dung-neu-loi-giai-bai-toan-nhan-luc-chat-luong-cao
news

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu lời giải bài toán nhân lực chất lượng cao

Thứ 3, 10/11/2020 | 16:58:53
302 lượt xem

Nguồn nhân lực Việt dù đào tạo tới 64,5% nhưng có bằng cấp mới đạt 24,5%, trong khi các trường nghề không tuyển sinh được, sinh viên đại học ra trường khó tìm việc...

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. (Ảnh: Lê Sơn/VGP)

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. (Ảnh: Lê Sơn/VGP)

Sáng nay, ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời nhiều chất vấn của đại biểu về những vấn đề đang được dư luận quan tâm, như vấn đề tiền lương tối thiểu vùng, phát triển nguồn nhân lực…

Bài toán nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù đến nay lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng có bằng cấp và chứng chỉ mới đạt 24,5%. Trong khi đó, các trường nghề không tuyển sinh được, sinh viên đại học ra trường khó tìm việc, doanh nghiệp thì khó tuyển dụng lao động. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để giải quyết hiệu quả tình trạng này?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cần phải “tăng cường kết nối chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước-nhà trường-nhà doanh nghiệp."

Người đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết trong những năm qua, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực được Đảng, Nhà nước cũng như các địa phương, các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên, lực lượng lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng tỷ lệ có bằng cấp và chứng chỉ còn thấp.

"Để khắc phục tình trạng này, xu hướng các nước phát triển hiện nay là phát triển bền vững, tập trung vào ba việc: Bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng cho người lao động; tạo việc làm thỏa đáng; quan tâm đến an sinh bền vững trong đó có hai trụ cột là Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, tháng 5/2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24 về Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Chỉ thị 24 tập trung làm sao để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm phát triển kỹ năng lao động Việt, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng có một số việc Bộ phải tập trung cao, mà trước hết cần kiên trì tham mưu Chính phủ, Quốc hội đi theo hướng phát triển lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất: Một là đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở thành tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2026 và trong từng năm; phấn đấu mỗi năm tăng bình quân 4% và sau 5 năm tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt tỷ lệ 40-45%. Như vậy sẽ phù hợp thông lệ quốc tế, tương đương mặt bằng chung các nước phát triển.

Thứ 2, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách phát triển nhân lực kỹ năng nghề, tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo và đào tạo lại thường xuyên lực lượng lao động; tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo cho người lao động có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, ngoại ngữ thích ứng với thị trường lao động.

Thứ 3, tăng cường làm tốt công tác dự báo cung-cầu về thị trường lao động để đào tạo theo nhu cầu. Thứ 4 là chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt mục tiêu theo hướng mở, chất lượng cao.

"Thứ 5 là tăng cường kết nối chặt chẽ giữa ba nhà: Nhà nước-nhà trường-nhà doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp công nhân, tuyển dụng, sử dụng và trả lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tiến tới tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ tiếp nhận lao động qua đào tạo mà đối với những lao động đã tiếp nhận chưa được đào tạo thì đào tạo lại," Bộ trưởng nhấn mạnh.

Có nên tiếp tục quy định lương tối thiểu vùng?

Về vấn đề tiền lương tối thiểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: "Về vấn đề có nên tiếp tục quy định tiền lương tối thiểu vùng hay không, cách đây hai kỳ họp các đại biểu đã nêu ra và trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động 2019 chúng tôi cũng nhận được khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Cho đến thời điểm này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rất lắng nghe và cầu thị."

Trước khuyến cáo của ILO thời gian vừa qua, trong quá trình xây dựng Bộ luật Lao động 2019 cũng như thực thi Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương của Trung ương, Ban soạn thảo đã nghiên cứu rất kỹ vấn đề này. Bản thân Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương cũng đã nêu rõ, tiền lương là chi phí của sức lao động và được chi trả phù hợp với giá cả sức lao động của thị trường.

Bộ trưởng nói Đào Ngọc Dung cho hay: "Bám sát quan điểm này, chúng tôi đã cụ thể hóa trong Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 và tiếp thu ý kiến đại biểu cũng như tính trên quan điểm chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết 27 và khuyến cáo của ILO trong quá trình xây dựng Bộ luật Lao động 2019."

"Nội dung này đã cụ thể hóa vấn đề trên trong Chương về Tiền lương tối thiểu vùng trong Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 và quy định rất rõ tiền lương tối thiểu vùng cho cả 4 vùng, trên cơ sở đảm bảo sự đồng thuận người lao động-quản lý nhà nước-người sử dụng lao động. Vì vậy, chúng tôi cho rằng những nội dung về tiền lương tối thiểu đã được cụ thể hóa bằng pháp luật." 

Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ tiếp tục thể chế hóa trong chính sách thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới, người đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định./.

Theo Xuân Mai (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/bo-truong-dao-ngoc-dung-neu-loi-giai-bai-toan-nhan-luc-chat-luong-cao/676079.vnp

  • Từ khóa

Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ...
15:45 - 17/05/2024
803 lượt xem

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
1,710 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
1,639 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
1,538 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
2,077 lượt xem