Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét nghiêm túc việc rút khỏi NATO, vì mối quan hệ với liên minh liên tục xấu đi.
Thổ Nhĩ Kỳ coi căn cứ không quân Incirlik như con bài với Mỹ.
Tờ Pravda của Nga mới đây đăng tải thông tin cho thấy Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã lấp lửng về kế hoạch rời khỏi NATO.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình CNN, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết, Mỹ đã phá vỡ liên minh quân sự trong khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương một khi áp đặt biện pháp trừng phạt với đồng minh.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đề cập tới việc Mỹ ngừng bán vũ khí cho nước này. Ông Cavusoglu cũng không quên nhắc tới việc Ankara cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik cho các cuộc không kích vào Syria.
Đồng thời, ông này nhắc lại việc Ankara sẽ đáp trả nếu Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt. Ông Cavusoglu cho rằng, Mỹ nên xem xét và từ chối một quyết định như vậy.
"Nếu Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với chúng tôi hoặc thực hiện một bước đi tương tự như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả" - Ngoại trưởng Cavusoglu nói.
Dự luật gây tranh cãi của Hạ viện Mỹ thông báo hôm 4.5 hướng tới 116 máy bay ném bom F-35 Lightning II thế hệ thứ năm, mà Washington hứa sẽ bán cho Ankara. 100 chiếc máy bay ném bom đã sẵn sàng cho lô hàng.
Ngoại trưởng Cavusoglu chỉ trích những lo sợ của NATO về việc mua vũ khí của Nga và cáo buộc liên minh cố gắng kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ và xâm phạm chủ quyền của mình.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu trách nhiệm về những mối lo sợ của các bạn. Chúng tôi là một quốc gia độc lập..." - ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Trong trường hợp buộc Ankara phải đáp trả phản ứng với Mỹ, rời khỏi liên minh có lẽ là một kịch bản sụp đổ với NATO.
Bên cạnh đó, lợi thế của căn cứ không quân Incirlik đối với liên quân Mỹ và đồng minh NATO chắc chắn cũng sẽ là một trong các khả năng mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra làm con bài để mặc cả.
Hồi đầu tháng 5, giữa những sóng gió của thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, Ankara đã bất ngờ rút vàng dự trữ từ Mỹ về nước. Động thái này được giới chuyên gia dự đoán là cách Ankara đề phòng với việc Mỹ áp đòn trừng phạt kinh tế như cách đã làm với Nga.
Theo Hall Gardner - chuyên gia lĩnh vực quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ- Paris cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã hy vọng về việc giảm bớt các hợp đồng bán vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara muốn mua S-400 của Nga.
Ông Gardner nói với tờ Al Jazeera : "Nguy cơ là Quốc hội Mỹ sẽ chọn cách xa rời Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang ngày càng lựa chọn có sự hợp tác chặt chẽ hơn với cả Nga và Trung Quốc".
Nga và Iran đã lựa chọn ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Còn Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn ủng hộ phe đối lập ôn hòa đã có sự hợp lực chặt chẽ thông qua các cuộc đàm phán Astana nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài 7 năm ở Syria.
Cũng tại Syria, Ankara vào tháng 1 đưa một chiến dịch quân sự vào Afrin ở phía tây bắc nhằm tấn công các lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, bất chấp sự phản đối của Washington.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình CNN, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết, Mỹ đã phá vỡ liên minh quân sự trong khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương một khi áp đặt biện pháp trừng phạt với đồng minh.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đề cập tới việc Mỹ ngừng bán vũ khí cho nước này. Ông Cavusoglu cũng không quên nhắc tới việc Ankara cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik cho các cuộc không kích vào Syria.
Đồng thời, ông này nhắc lại việc Ankara sẽ đáp trả nếu Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt. Ông Cavusoglu cho rằng, Mỹ nên xem xét và từ chối một quyết định như vậy.
"Nếu Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với chúng tôi hoặc thực hiện một bước đi tương tự như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả" - Ngoại trưởng Cavusoglu nói.
Dự luật gây tranh cãi của Hạ viện Mỹ thông báo hôm 4.5 hướng tới 116 máy bay ném bom F-35 Lightning II thế hệ thứ năm, mà Washington hứa sẽ bán cho Ankara. 100 chiếc máy bay ném bom đã sẵn sàng cho lô hàng.
Ngoại trưởng Cavusoglu chỉ trích những lo sợ của NATO về việc mua vũ khí của Nga và cáo buộc liên minh cố gắng kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ và xâm phạm chủ quyền của mình.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu trách nhiệm về những mối lo sợ của các bạn. Chúng tôi là một quốc gia độc lập..." - ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Trong trường hợp buộc Ankara phải đáp trả phản ứng với Mỹ, rời khỏi liên minh có lẽ là một kịch bản sụp đổ với NATO.
Bên cạnh đó, lợi thế của căn cứ không quân Incirlik đối với liên quân Mỹ và đồng minh NATO chắc chắn cũng sẽ là một trong các khả năng mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra làm con bài để mặc cả.
Hồi đầu tháng 5, giữa những sóng gió của thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, Ankara đã bất ngờ rút vàng dự trữ từ Mỹ về nước. Động thái này được giới chuyên gia dự đoán là cách Ankara đề phòng với việc Mỹ áp đòn trừng phạt kinh tế như cách đã làm với Nga.
Theo Hall Gardner - chuyên gia lĩnh vực quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ- Paris cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã hy vọng về việc giảm bớt các hợp đồng bán vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara muốn mua S-400 của Nga.
Ông Gardner nói với tờ Al Jazeera : "Nguy cơ là Quốc hội Mỹ sẽ chọn cách xa rời Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang ngày càng lựa chọn có sự hợp tác chặt chẽ hơn với cả Nga và Trung Quốc".
Nga và Iran đã lựa chọn ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Còn Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn ủng hộ phe đối lập ôn hòa đã có sự hợp lực chặt chẽ thông qua các cuộc đàm phán Astana nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài 7 năm ở Syria.
Cũng tại Syria, Ankara vào tháng 1 đưa một chiến dịch quân sự vào Afrin ở phía tây bắc nhằm tấn công các lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, bất chấp sự phản đối của Washington.
Theo Sơn Dương/ Đất Việt