16
/
172872
Giả chữ ký Bộ trưởng để mạo danh đưa người đi xuất khẩu lao động
gia-chu-ky-bo-truong-de-mao-danh-dua-nguoi-di-xuat-khau-lao-dong
news

Giả chữ ký Bộ trưởng để mạo danh đưa người đi xuất khẩu lao động

Thứ 3, 26/11/2024 | 11:20:00
2,034 lượt xem

Gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Lợi dụng hàng loạt các sự kiện và hoạt động diễn ra trong thời điểm cuối năm, một số trang Fanpage facebook giả mạo cuộc thi đã được lập ra nhằm chiếm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân đăng ký tham gia.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là sao chép hình ảnh, nội dung, video… trên website chính thống của cuộc thi, sau đó đăng tải trên trang Fanpage giả mạo nhằm tạo lòng tin cho người dân… tiếp đó dẫn dắt người có nhu cầu tham gia cuộc thi chuyển sang dùng mạng xã hội Telegram để đăng ký, xét duyệt hồ sơ tham gia thi.

Trong quá trình đó, với yêu cầu người đăng ký hoàn tất việc xét duyệt hồ sơ tham gia, đối tượng sẽ yêu cầu người dân tiếp tục tham gia chương trình khảo sát, thực hiện nhiệm vụ đánh giá, mua trang phục bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Ban đầu, khi người dân hoàn thành nhiệm vụ với các đơn hàng có giá trị nhỏ, đối tượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền mua hàng và tiền trích như đã hứa hẹn. Sau khi người dân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn hơn ở những lần tiếp theo, đối tượng sẽ không trả tiền gốc và tiền trích với lý do như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi, gặp sự cố về đơn hàng…

Đồng thời, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền để xác minh đơn hàng, bảo lưu tài khoản và cam kết sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chuyển khi hoàn thành nhiệm vụ. Đến khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc..

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ các trang Facebook về các cuộc thi hoặc chương trình trên mạng, đồng thời yêu cầu xác minh rõ ràng danh tính của đơn vị tổ chức trước khi tham gia.

Không thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lạ đặc biệt là giao dịch chuyển tiền. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

CẢNH BÁO MẠO DANH, GIẢ CHỮ KÝ BỘ TRƯỞNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỂ LỪA ĐẢO

Ngày 22/11, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đưa ra khuyến cáo các hành vi mạo danh, lừa đảo, môi giới bất hợp pháp liên quan đến các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Lao động ngoài nước.

Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Australia, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage (trang tương tác được tạo từ tài khoản facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp) và website (trang web) giả mạo.

Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân đặc biệt là người đang có nhu cầu xuất khẩu lao động cần cẩn trọng trước các tổ chức chào mời “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội.

Chủ động tìm hiểu trước thông tin về đơn vị đang thực hiện quảng cáo và đối chiếu với danh sách doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thống của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (http://www.dolab.gov.vn) hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Thực hiện rà soát kỹ nội dung trên hợp đồng dịch vụ giữa các bên trước khi ký kết, phải có đầy đủ thông tin về quyền và trách nhiệm của các bên, nội dung công việc, chi phí. Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho các đối tượng, tổ chức lạ dưới mọi hình thức.

Trong trường hợp không rõ thông tin, người lao động chủ động liên hệ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi cư trú để trao đổi và được cung cấp thông tin đầy đủ. Khi phát hiện các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, người lao động cần nhanh chóng trình báo cơ quan Công an địa phương để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

CẢNH GIÁC VỚI CÁC DỊCH VỤ ĐỌC TRỘM TIN NHẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều quảng cáo về dịch vụ đọc trộm tin nhắn, theo dõi, giám sát tài khoản mạng xã hội.

Mới đây, Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi tố hai kẻ xấu dùng thủ đoạn cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn bằng công nghệ để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.

Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là khi khách hàng có nhu cầu liên hệ, các đối tượng sẽ thông báo giá từng gói dịch vụ và yêu cầu thanh toán một phần tiền trước. Khi nạn nhận chuyển tiền xong, chúng lập tức chặn liên lạc và biến mất.

Đối với hình thức trên, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng là liên hệ qua với khách hàng qua Zalo, sử dụng tài khoản ngân hàng (không chính chủ) để người khác tin tưởng, chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi, đọc trộm tin nhắn của người khác trên mạng xã hội, các đối tượng hướng dẫn khách hàng gửi tài khoản cần theo dõi, thông báo giá từng gói dịch vụ (phần mềm theo dõi) và cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền.

Do tin tưởng các đối tượng, nhiều nạn nhân đã chuyển tiền tới số tài khoản trên. Sau khi nhận được tiền, đối tượng đã chặn mọi liên lạc.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dùng không nên tin tưởng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc mua bán những sản phẩm không hợp pháp trên mạng xã hội.

Không sử dụng các dịch vụ hoặc ứng dụng có mục đích xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hành vi đọc trộm tin nhắn không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội. Việc xâm phạm quyền riêng tư có thể gây ra tổn thương tâm lý, làm mất lòng tin giữa các cá nhân.

Người dùng không tải và cài đặt các ứng dụng từ các nguồn không chính thức hoặc từ các trang web không rõ ràng; cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus và bảo mật để quét và phát hiện các phần mềm độc hại có thể đang theo dõi thiết bị. Ngoài ra, phải thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng xã hội, email, và sử dụng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật.

Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ về ứng dụng hoặc dịch vụ đọc trộm tin nhắn, bạn nên báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

CẨN TRỌNG KHI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRONG ĐỢT GIẢM GIÁ BLACK FRIDAY

Ngày 12/11, lực lượng chức năng Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ 1 người đàn ông Trung Quốc với cáo buộc lừa đảo một phụ nữ 71 tuổi với số tiền lên tới 809 triệu yên (tương đương 134 tỷ đồng). Đây là vụ lừa đảo đầu tư trên mạng xã hội có số tiền lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.

Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday cận kề diễn ra, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.

Một trong những phương thức tiếp cận được các đối tượng sử dụng đó là thông qua tin nhắn email. Theo đó, các đối tượng sẽ chủ động gửi tới nạn nhân những tin nhắn với địa chỉ giả mạo các sàn thương mại điện tử có tiếng như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon,... mời chào mua sắm các mặt hàng phổ biến với mức giá vô cùng ưu đãi thông qua đường link dẫn tới trang web giả mạo.

Bên cạnh đó, lợi dụng tính năng phân tích dữ liệu người dùng của các nền tảng mạng xã hội, các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận nạn nhân thông qua các quảng cáo về những sản phẩm mà nạn nhân đang có nhu cầu mua và tìm hiểu.

Với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo, các đối tượng có thể dễ dàng tạo lập các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân truy cập và cung cấp các thông tin cá nhân, thậm chí là đặt mua các sản phẩm với phương thức thanh toán trả trước.

Trước diễn biến của các hành vi lừa đảo, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác trong quá trình mua sắm trực tuyến. Cẩn thận kiểm tra địa chỉ email, đường dẫn URL, so sánh và đối chiếu thông qua các kênh thông tin uy tín và chính thống.

Thông thường, các đường dẫn hoặc địa chỉ giả mạo sẽ chứa đựng ký tự và tên miền lạ, không có chứng chỉ SSL hoặc trước khi truy cập sẽ có cảnh báo từ trình duyệt. Tuyệt đối không cung cấp các thông cá nhân, thực hiện mua sắm trả trước khi chưa xác thực được tính chính thống của trang web.

Khi phát hiện thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng trình báo với các cơ quan an ninh có thẩm quyền để tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo.

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO GIẢ MẠO ĐỘI NGŨ AN NINH META

Mới đây, công ty sản xuất phần mềm diệt virus Trend Micro (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới, được các đối tượng xấu sử dụng nhằm đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng.

Các đối tượng tự tạo tin nhắn giả mạo đội ngũ an ninh, sử dụng logo, màu sắc và thiết kế giống với những email chính thống đến từ Meta. Tin nhắn thường đi kèm những nội dung như “Phát hiện đăng nhập bất thường”, “Tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không được xác minh” hoặc “Phát hiện hoạt động đáng ngờ trong hồ sơ của bạn”, yêu cầu nạn nhân truy cập vào liên kết được đính kèm để xác minh thông tin.

Tin nhắn cũng bao gồm thời hạn nhất định, thông báo rằng tài khoản Facebook của nạn nhân sẽ bị khóa vĩnh viễn nếu phía Meta không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Sau khi truy cập vào đường dẫn, nạn nhân sẽ được chuyển hướng tới trang web an ninh Meta giả mạo.

Tại đây, trang web sẽ yêu cầu cung cấp tài khoản, mật khẩu Facebook, thông tin cá nhân và mật mã xác thực bảo mật nhiều lớp để hoàn thành đơn khiếu nại.

Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi gặp được những tin nhắn với nội dung tương tự như trên.

Cẩn thận kiểm tra kỹ địa chỉ email, so sánh đối chiếu với địa chỉ trên cổng thông tin chính thống hoặc qua các trang tin uy tín. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản trực tuyến khi chưa xác thực được tin nhắn, không chia sẻ mật mã xác thực bảo mật nhiều lớp cho bất kỳ đối tượng nào.

Người dân cũng được khuyến cáo hạn chế chia sẻ công khai hình ảnh, thông tin quan trọng trên Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội khác nói chung. Khi nhận thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng trình báo với lực lượng chức năng để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Theo Nhân Dân

https://nhandan.vn/gia-chu-ky-bo-truong-de-mao-danh-dua-nguoi-di-xuat-khau-lao-dong-post846855.html 

  • Từ khóa

Trường hợp nào phải ra hạn quyền sử dụng đất?

BGTV-Theo quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, trường hợp nào người dân phải gia hạn và không phải gia hạn khi hết hạn sử dụng đất?
14:00 - 29/11/2024
257 lượt xem

Tạm giữ đối tượng giả danh Công an để lừa đảo

Ngày 29/11, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Tiền Giang) đã bàn giao đối tượng Lý Quang Thái, sinh 1979, cư trú...
13:50 - 29/11/2024
274 lượt xem

Xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”

Ngày 27/11/2024 Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài...
11:19 - 29/11/2024
347 lượt xem

Hiệp Hòa: Bắt nhóm thanh thiếu niên có hành vi 'Gây rối trật tự công cộng'

Ngày 27 và 28/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hiệp Hòa đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với nhóm 10...
09:13 - 29/11/2024
388 lượt xem

Ngăn chặn kịp thời bà cụ mang vàng đi bán chuyển tiền cho kẻ lừa đảo

Vì cả tin, bà cụ đã mang vàng đi bán nhằm chuyển tiền cho kẻ lừa đảo và rất may đã được công an, tiệm vàng ngăn chặn kịp thời.
07:59 - 29/11/2024
448 lượt xem