24
/
164675
Hậu Covid-19, Trung Quốc trở lại mạnh mẽ hơn ở châu Phi?
hau-covid-19-trung-quoc-tro-lai-manh-me-hon-o-chau-phi
news

Hậu Covid-19, Trung Quốc trở lại mạnh mẽ hơn ở châu Phi?

Thứ 3, 28/05/2024 | 16:32:36
1,969 lượt xem

Sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc đẩy mạnh khai khoáng ở châu Phi, trong khi thâm hụt thương mại của châu lục này với Bắc Kinh tăng vọt.

Mỏ đồng Khoemacau ở Botswana được Công ty MMG của Trung Quốc mua lại vào năm ngoái. MMG

Dữ liệu về cho vay, đầu tư và thương mại cho thấy chương trình hợp tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang phục hồi trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch Covid-19, với trọng tâm chính là châu Phi, theo phân tích của Reuters ngày 28.5.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập hàng tỉ USD cam kết cho các dự án xây dựng mới và ghi nhận thương mại 2 chiều làm bằng chứng cho cam kết của họ trong việc hỗ trợ hiện đại hóa lục địa và thúc đẩy hợp tác "đôi bên cùng có lợi".

Tập trung khai khoáng

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy một mối quan hệ phức tạp hơn và phần lớn vẫn mang tính khai thác, theo phân tích.

Trong khi đầu tư ở châu Phi tăng 114% trong năm ngoái (dữ liệu của Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith (Úc), Trung Quốc tập trung nhiều vào các khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và các kế hoạch của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế của chính mình.

Các khoáng sản và dầu mỏ cũng thống trị thương mại. Do những nỗ lực nhằm tăng cường nhập khẩu các mặt hàng khác từ châu Phi, bao gồm nông sản và hàng công nghiệp, không đạt được như mong muốn, thâm hụt thương mại của lục địa này với Trung Quốc tăng vọt.

Theo Viện Griffith châu Á, Trung Quốc có tổng giá trị các hợp đồng và cam kết đầu tư ở châu Phi đạt 21,7 tỉ USD vào năm ngoái. Dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ cho thấy đầu tư đạt gần 11 tỉ USD trong năm ngoái, mức cao nhất kể từ khi tổ chức có trụ sở ở Washington DC theo dõi hoạt động kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi vào năm 2005.

Khoảng 7,8 tỉ USD trong đó liên quan khai khoáng, như mỏ đồng Khoemacau của Botswana mà Công ty MMG của Trung Quốc mua giá 1,9 tỉ USD, hoặc các mỏ cobalt, lithim tại các nước như Namibia, Zambia và Zimbabwe.

Đầu tư hạ tầng giảm

Những khoản vay của chính phủ Trung Quốc, vốn là nguồn tài chính chủ yếu cho hạ tầng châu Phi, đang ở mức thấp nhất trong 2 thập niên. Mối quan hệ đối tác công tư cũng chưa đạt sức hút ở châu Phi.

Kết quả là mối quan hệ mang tính một chiều hơn so với Trung Quốc bày tỏ mong muốn. Mối quan hệ chủ yếu thể hiện ở việc nhập khẩu khoáng sản thô ở châu Phi mà một số nhà phân tích cho rằng phản ánh mối quan hệ kinh tế của châu Âu với châu Phi thời thuộc địa.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nhận định trên.

"Châu Phi có quyền, năng lực và trí tuệ để phát triển quan hệ đối ngoại và lựa chọn đối tác của mình. Sự hỗ trợ thiết thực của Trung Quốc đối với con đường hiện đại hóa của châu Phi phù hợp với đặc điểm riêng của châu lục này đã được ngày càng nhiều nước tại đó hoan nghênh", theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Khi được hỏi về việc đầu tư vào hạ tầng ở châu Phi sụt giảm, giới chức Trung Quốc lập luận rằng thương mại sẽ thúc đẩy sự giàu có và phát triển của châu Phi.

Thâm hụt thương mại

Kim ngạch thương mại 2 chiều đạt mức kỷ lục 282 tỉ USD vào năm ngoái, nhưng giá trị xuất khẩu từ châu Phi sang Trung Quốc giảm 7%, chủ yếu do giá dầu giảm, và thâm hụt thương mại tăng lên 46%.

Các quan chức Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu mối lo ngại của một số nhà lãnh đạo châu Phi. Trung Quốc cũng cam kết tăng nhập khẩu nông sản từ châu Phi, dù nỗ lực này đến nay chưa đạt kỳ vọng.

Tại Kenya, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm hơn 15% xuống còn 228 triệu USD trong năm ngoái, do sản lượng titan sụt giảm dẫn đến xuất khẩu kim loại này, mặt hàng xuất khẩu chủ chốt sang Trung Quốc, cũng giảm. Nhưng hàng hóa sản xuất của Trung Quốc vẫn tiếp tục được đưa đến.

Ông Francis Mangeni, cố vấn Ban Thư ký Khu vực Thương mại tự do lục địa Châu Phi, cho rằng điều đó không bền vững. Theo ông, trừ khi các quốc gia châu Phi có thể gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu của họ thông qua việc tăng cường chế biến và sản xuất, "chúng ta đang chỉ xuất khẩu khoáng sản thô để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế của họ".

Theo Khánh An/Thanh niên

https://thanhnien.vn/hau-covid-19-trung-quoc-tro-lai-manh-me-hon-o-chau-phi-185240528152743647.htm

  • Từ khóa

Tổng thống đắc cử Donald Trump không thắng đậm như từng tuyên bố

Kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ giành được số phiếu phổ thông với tỷ lệ chênh lệch nhỏ nhất kể từ thế kỷ 19, chứ...
16:53 - 23/11/2024
40 lượt xem

Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bressent làm bộ trưởng tài chính

Sau nhiều ngày cân nhắc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định chọn nhà đầu tư Scott Bressent là bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới.
09:09 - 23/11/2024
219 lượt xem

Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga

Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì...
08:24 - 23/11/2024
227 lượt xem

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
532 lượt xem

Trung Quốc phát hiện mỏ vàng trị giá 83 tỉ USD

Trung Quốc ngày 21-11 thông báo mới tìm thấy một mỏ vàng siêu lớn với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn tại tỉnh Hồ Nam.
14:02 - 22/11/2024
692 lượt xem