24
/
147395
Khủng hoảng đối nội, tổn thất đối ngoại?
khung-hoang-doi-noi-ton-that-doi-ngoai
news

Khủng hoảng đối nội, tổn thất đối ngoại?

Thứ 5, 18/05/2023 | 08:12:00
2,109 lượt xem

Tổng thống Mỹ Joe Biden và một số lãnh đạo quốc hội hôm 16-5 họp bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng trần nợ công. Cuộc gặp diễn ra chưa đến 1 giờ và không dẫn đến kết quả đột phá gì nhưng cả hai bên đều bày tỏ hy vọng ít nhiều về con đường đi đến thỏa thuận sắp tới.

Trong lúc ông chủ Nhà Trắng gọi cuộc gặp diễn ra tốt đẹp và hữu ích, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy thậm chí còn nói đến khả năng đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công vào cuối tuần này để ngăn nguy cơ nước Mỹ sắp vỡ nợ.

Chuyện Mỹ vỡ nợ chưa từng xảy ra và nguy cơ vỡ nợ đe dọa đẩy nền kinh tế hàng đầu thế giới vào khủng hoảng. Trước đó, Bộ Tài chính đã gia tăng áp lực lên các bên liên quan về việc nhanh chóng tìm được tiếng nói chung bằng cảnh báo chính phủ có thể hết tiền thanh toán các hóa đơn vào ngày 1-6 nếu trần nợ công (hiện ở mức 31.400 tỉ USD) không được nâng lên.

Dù lạc quan nhưng hai bên vẫn còn khoảng cách khá xa về lập trường. Hạ viện Mỹ, hiện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, hồi cuối tháng 4 thông qua dự luật nâng trần nợ công nhưng kèm theo là một loạt biện pháp cắt giảm chi tiêu trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, dự luật này không có cơ hội qua được ải Thượng viện, hiện trong tay Đảng Dân chủ. Các cuộc đàm phán về vấn đề này cho đến giờ vẫn chưa đạt tiến triển dù thời gian đang cạn dần.

Khủng hoảng đối nội, tổn thất đối ngoại? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (trái) tại cuộc gặp ở Nhà Trắng hôm 16-5. Ảnh: Reuters

Để tránh kịch bản xấu xảy ra, ông Biden buộc phải rút ngắn chuyến công du châu Á sắp tới để có thêm thời gian gặp các lãnh đạo quốc hội. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 (nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) tại Nhật Bản từ ngày 19 đến 21-5 rồi trở về nước, không đến Úc và Papua New Guinea như kế hoạch ban đầu.

 "Tổng thống phải ưu tiên vấn đề thanh toán tài chính của Mỹ hơn là công du nước ngoài. Ai hiểu về chính trị Mỹ sẽ hiểu quyết định của ông ấy (Biden)" - ông Patrick Cronin, chuyên gia tại Viện Hudson (Mỹ), giải thích.

Dù vậy, giới phân tích nhận định bằng cách tập trung xử lý các vấn đề ưu tiên trong nước, quyết định trên có thể tác động tiêu cực đến uy tín của Mỹ ở nước ngoài, nhất là nỗ lực xác lập vai trò lãnh đạo toàn cầu trong dài hạn.

Ông Zack Cooper, chuyên gia của Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định thêm rằng việc cắt ngắn lịch trình công du nói trên của ông Biden phát đi thông điệp các nước G7 "được ưu tiên hơn" nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Diễn biến trên cũng nêu bật thách thức dài hạn hơn đối với ông Biden và nước Mỹ nói chung: Sự chia rẽ trong nước đang gây hại cho họ ở nước ngoài, từ đó "tạo ra khoảng trống nơi những người khác có thể bước vào". Các chính phủ trước đây của Mỹ cũng phải đối mặt nhiều thách thức khi tìm cách xem khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại.

Giờ đây, ông Cronin cảnh báo một số sáng kiến được đánh giá cao của Washington, nhất là tại châu Á - Thái Bình Dương và liên quan đến nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc) có nguy cơ gặp trở ngại dưới thời Tổng thống Biden. 

Theo Hoàng Phương/ NLĐ

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/khung-hoang-doi-noi-ton-that-doi-ngoai-20230517202606191.htm

  • Từ khóa

Thái Lan 'hành động quyết liệt' để bảo vệ đạo Phật

Chính phủ Thái Lan khẳng định sẽ hành động quyết liệt hơn để bảo vệ Phật giáo trước hàng loạt tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trục lợi tiền cúng dường, truyền...
15:22 - 28/11/2024
14 lượt xem

Ông Medvedev nêu điều kiện dẫn đến việc tấn công các căn cứ NATO

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga có thể tấn công các căn cứ NATO trong trường hợp leo thang.
13:54 - 28/11/2024
51 lượt xem

Bolivia - Trung Quốc ký thỏa thuận xây nhà máy lithium carbonat

Bolivia ngày 26.11 cho biết họ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD với CBC của Trung Quốc, một công ty con của gã khổng lồ sản xuất pin CATL, để xây...
12:10 - 28/11/2024
104 lượt xem

Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất nội địa

Việc cấm bán iPhone 16 khiến Indonesia trở thành hình mẫu khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi cho các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh...
09:50 - 28/11/2024
161 lượt xem

Hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc

Trung Quốc được xem là một trong những hình mẫu phát triển công nghệ vượt bậc trên thế giới khi tất cả mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều có “dấu...
09:22 - 28/11/2024
166 lượt xem