213
/
172981
Hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc
hanh-trinh-chuyen-doi-so-cua-trung-quoc
news

Hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc

Thứ 5, 28/11/2024 | 09:22:00
61 lượt xem

Trung Quốc được xem là một trong những hình mẫu phát triển công nghệ vượt bậc trên thế giới khi tất cả mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều có “dấu chân” của công nghệ và chuyển đổi số.

Huawei - Những bước tiến đột phá - Ảnh:HW

Huawei - một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển sâu và rộng ở ngành kinh tế số Trung Quốc.

Những bước tiến đột phá trong chuyển đổi số

Nền kinh tế số của Trung Quốc đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng với quy mô ước tính đạt gần 54 nghìn tỉ NDT (khoảng 7,4 nghìn tỉ USD), với mức tăng trưởng hàng năm lên tới 10,3%. 

Điều này phản ánh nỗ lực của chính phủ, doanh nghiệp và người dân cho sự chuyển mình mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ vào các ngành công nghiệp. Trong đó, Huawei đã có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện tại quốc gia.

Việc ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp mũi nhọn đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển toàn diện, thúc đẩy nâng cao tiềm lực của ngành nói riêng và cả nền kinh tế số nói chung.

Ngành dầu khí là một trong những lĩnh vực chủ chốt, nơi hãng đã ứng dụng công nghệ tiên tiến để giải quyết những thách thức trong việc khai thác.

Theo đó, giải pháp thăm dò thông minh của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) do hãng hợp tác triển khai đã giúp tăng cường sản lượng và nguồn dự trữ, đồng thời giảm chi phí vận hành.

Cụ thể, CNPC và Huawei đã phát triển mô hình nền tảng động đất Côn Lôn với công nghệ AI, xây dựng hơn 235.000 tập dữ liệu trực quan chỉ trong hai tháng, cho phép xử lý dữ liệu địa chất và địa chấn một cách chính xác và cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công trong hoạt động thăm dò dầu khí.

Bên cạnh đó, hãng cũng đã triển khai giải pháp giám sát mạng lưới đường ống dầu khí thông minh cho Tập đoàn Mạng lưới Đường ống Dầu Khí Trung Quốc (PipeChina).

Hệ thống cảnh báo cáp quang dựa trên công nghệ cảm biến sợi quang phân tán đã giúp giám sát hiệu quả các khu vực có đường ống dài, giảm thiểu tình trạng trộm cắp dầu và cải thiện độ an toàn trong quá trình vận chuyển.

Giải pháp giám sát có tỷ lệ nhận dạng 100% và cung cấp dịch vụ bảo trì an ninh 24 giờ. Nhờ giải pháp này, hơn 100 sự cố can thiệp trái phép đã được ngăn chặn kịp thời.

Trong ngành khai khoáng, việc áp dụng công nghệ lái xe tự động đã mang lại những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường an toàn và hiệu quả khi làm việc.

Xe tải tự hành chở quặng với sự hỗ trợ của Huawei đã mang lại nhiều giá trị cho Chihong T&E - Ảnh: HW

Tại mỏ chì, kẽm lớn nhất châu Á ở Vân Nam, nơi có những chiếc xe tải chở quặng mới khai thác chạy trên địa hình gồ ghề và thời tiết khắc nghiệt, hãng và Chihong T&E đã kết hợp sử dụng nền tảng Cloud để triển khai và quản lý những chiếc xe tải tự hành để chở quặng.

Những chiếc xe được điều khiển hoạt động hiệu quả, dễ dàng xử lý các đoạn đường khó khăn, giảm thiếu rủi ro và đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình khai thác.

Ông Zheng Yanchao, trưởng dự án từ Chihong T&E, cho biết: "Sự thành công của chúng tôi là minh chứng cho thấy công nghệ lái xe tự động có thể được sử dụng trong các mỏ khoáng sản với quy mô lớn hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho ngành.

Chuyển đổi kỹ thuật số là một quá trình lâu dài, chúng tôi hy vọng có thể thúc đẩy việc triển khai các công nghệ sản xuất an toàn và hiệu quả này để mang lại lợi ích cho ngành khai khoáng".

Cả hai ngành dầu khí và khai khoáng đều cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào công nghệ số, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển bền vững và hiệu quả trong tương lai.

Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu.

Phát triển sản xuất ở các thị trường ngách

Chuyển đổi số dưới sự hỗ trợ của Huawei là bước ngoặt tạo nên thành công cho tập đoàn Midea - Ảnh: HW

Bên cạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, chuyển đổi số còn còn được ứng dụng vào trong các thị trường ngách của Trung Quốc, nâng cao hiệu quả và mang lại những giá trị mới cho các ngành.

Là một trong những tên tuổi tiên phong trong áp dụng chuyển đổi số vào dây chuyền sản xuất, từ một xưởng nhỏ sản xuất nắp chai nhựa, tập đoàn Midea đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới.

Một trong những mấu chốt tạo nên sự thành công của tập đoàn là tiên phong ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Cụ thể, năm 2021, Midea đánh dấu bước ngoặt mới khi hợp tác với Huawei và China Unicom xây dựng nhà máy sản xuất được kết nối 5G thông minh bằng việc sử dụng mạng riêng Private 5G cho một nhà máy tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cung cấp kết nối toàn diện cho quá trình sản xuất và chế biến, kiểm tra chất lượng, vận hành và bảo trì thiết bị, đảm bảo sức khỏe và an toàn trong môi trường làm việc.

Nhờ vào sự thay đổi này, dây chuyền sản xuất của nhà máy chỉ mất 15 giây để sản xuất ra một chiếc máy giặt. Nhà máy cũng gia tăng tốc độ giao hàng cho khách, cắt giảm một nửa lượng hàng tồn kho và giảm 30% chi phí lao động cho mỗi phòng ban.

Dự án này cũng đã được nhận Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G, ghi nhận thành công trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ 5G trong sản xuất thông minh nói chung và nỗ lực phát triển 5G của hãng nói riêng tại sự kiện MWC 2023.

Ứng dụng chuyển đổi số vào việc sản xuất Rượu Mao Đài đã giúp cải thiện quy trình sản xuất, giữ vững danh tiếng cho thương hiệu rượu lâu năm của Trung Quốc - Ảnh: HW

Bên cạnh Midea, Quý Châu Mao Đài - nhà sản xuất rượu truyền thống nổi tiếng nhất của Trung Quốc, cũng đã áp dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Năm 2020, thương hiệu rượu này đã hợp tác với Huawei để triển khai cơ sở hạ tầng IoT nhằm theo dõi sự thay đổi trong điều kiện bảo quản của kho, nhận diện nhanh chóng các vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng của rượu, từ đó cải thiện quy trình sản xuất.

Việc này không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp rượu Mao Đài duy trì danh tiếng của mình trong ngành rượu truyền thống.

Sự kết hợp giữa công nghệ và sản xuất truyền thống đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, giảm thiểu chi phí và gia tăng năng suất.

Qua đó, chuyển đổi số không chỉ là một chiến lược mà còn là một yêu cầu thiết yếu để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Không chỉ đóng góp cho sự phát triển công nghệ số của Trung Quốc , Huawei còn tích cực đồng hành cùng các doanh nghiệp quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế.

Tại Thái Lan, công ty đã triển khai mô hình bệnh viện 5G thông minh, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Hay tại Lào, Huawei góp phần xây dựng đường cao tốc Lào - Trung Quốc, tạo ra kết nối giao thông thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Ông Li Peng - Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch nhóm Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei đã chia sẻ: "Chúng ta đang bước vào một thế giới thông minh. Chúng tôi - Huawei sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực mang đến nhiều sản phẩm, giải pháp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các ngành, Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ nỗ lực đồng hành cùng các đối tác, cùng nhau phát triển, hướng đến thế giới thông minh".

Theo Minh Khang/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hanh-trinh-chuyen-doi-so-cua-trung-quoc-202411271829182.htm

  • Từ khóa

Việt Nam chuyển dần internet sang IPv6, tắt IPv4 từ năm 2030

Chuyển đổi sang sử dụng IPv6 là bước đi quan trọng nhằm bắt kịp xu thế toàn cầu, khi IPv4 - giao thức internet truyền thống - không còn đủ khả năng đáp...
11:22 - 28/11/2024
2 lượt xem

Máy bay không người lái phải được đăng ký trước khi đưa vào khai thác, sử dụng

Ngày 27-11, tại kỳ họp thứ 8, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng không nhân dân.
07:09 - 28/11/2024
122 lượt xem

Tương lai internet Việt Nam hứa hẹn nhiều đột phá nhờ công nghệ mới

Số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2024-2029. Dự báo, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu người...
16:37 - 27/11/2024
460 lượt xem

Thị trường smartphone cao cấp tại Việt Nam sôi động mùa mua sắm cuối năm

Ngày càng nhiều hãng đưa smartphone cao cấp trở lại Việt Nam, cho thấy tiềm năng của phân khúc này trong bối cảnh thị trường điện thoại tầm trung đã có...
14:50 - 27/11/2024
506 lượt xem

Một ứng dụng AI theo dõi chi tiêu "mắng người dùng xơi xơi"

Dù bị AI "dằn mặt" nhưng nhiều người dùng ứng dụng Rolly vẫn tỏ ra vui vẻ khi lần đầu được trải nghiệm sử dụng một trợ lý ảo khó tính như vậy.
10:33 - 27/11/2024
595 lượt xem