24
/
147370
Cha mẹ Hàn Quốc tìm 'Giấc mơ Mỹ' và những đứa con chơi vơi tìm bản sắc
cha-me-han-quoc-tim-giac-mo-my-va-nhung-dua-con-choi-voi-tim-ban-sac
news

Cha mẹ Hàn Quốc tìm 'Giấc mơ Mỹ' và những đứa con chơi vơi tìm bản sắc

Thứ 4, 17/05/2023 | 15:55:00
1,949 lượt xem

Nhiều thanh niên Hàn Quốc thế hệ thứ hai, sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ, trở về quê hương như tìm mảnh ghép còn thiếu của cha mẹ họ.

Cha mẹ Hàn Quốc tìm Giấc mơ Mỹ và những đứa con chơi vơi tìm bản sắc - Ảnh 1.

Anh Kevin Lambert và vợ - Ảnh: CNN

Tìm lại mảnh ghép của cuộc đời

Lớn lên ở North Carolina (Mỹ), Kevin Lambert biết mình khác với những người da trắng cùng trang lứa. Những nét đặc trưng của người Hàn Quốc mà anh thừa hưởng từ mẹ rất nổi bật, và anh “luôn cảm thấy bị ruồng bỏ và ở bên lề xã hội Mỹ”.

“Cả tuổi thơ của tôi, vào những năm 1980 và 1990, tất cả những gì tôi nhận được là: 'Này, bạn có phải là người Trung Quốc không? Bạn có biết kungfu không?", Lambert kể với Đài CNN. 

Cảm giác khó chịu đó kéo dài đến tuổi trưởng thành. Điều đó thôi thúc anh chuyển về Hàn Quốc vào năm 2009, với hy vọng tìm thấy “mảnh ghép còn thiếu đằng sau cuộc đời thật".

Lambert là một trong số nhiều người Mỹ gốc Á sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ, có cha mẹ nhập cư vào Mỹ từ nhiều thập kỷ trước, bỏ lại một Hàn Quốc nghèo khó thời hậu chiến để theo đuổi "Giấc mơ Mỹ". Và bây giờ họ lại chứng kiến những đứa con thực hiện hành trình ngược trở lại.

Daniel Oh cũng vậy. Khi còn nhỏ, anh cùng gia đình chuyển đến Canada rồi đến Mỹ, nơi nạn phân biệt chủng tộc là một thực tế hằng ngày. Giờ đã 32 tuổi, Oh nhớ lại “rất nhiều lần tôi cảm thấy xấu hổ vì là một người nhập cư”.

“Tôi đã cố gắng thoát khỏi sự xa lạ của mình rất nhiều. Nhưng bất kể bạn nói tiếng Anh giỏi đến đâu, bạn am hiểu văn hóa Mỹ, bạn hòa nhập trong cách cư xử và lời nói như thế nào, thì bề ngoài bạn vẫn là người Mỹ gốc Á” - Oh bộc bạch. 

Khi Oh bắt đầu trở về Hàn Quốc ở độ tuổi 20, Oh cảm thấy thân thuộc như ở nhà. Sức hút ngày càng mạnh mẽ hơn sau mỗi chuyến đi. Và đến tuổi 24, Oh chuyển về sống ở Seoul, nơi anh đã sinh sống và làm việc trong 8 năm qua.

Ông Stephen Cho Suh, trợ lý giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Á tại Đại học bang San Diego (Mỹ), cho biết những người di cư trở về này phần lớn trưởng thành trong thời điểm mà kiến thức chung của nhiều người Mỹ về châu Á chỉ giới hạn ở Nhật Bản và Trung Quốc. Thậm chí, khi đó họ vẫn đối diện với các định kiến gây tổn thương. 

Ông Suh cho rằng trải nghiệm bị phân biệt chủng tộc và không được coi là người Mỹ hoàn toàn đã thúc đẩy nhiều người hướng về quê hương của cha mẹ họ. 

Cảm giác chơi vơi khi "không thuộc về nơi nào cả"

Nhưng cuộc sống ở Hàn Quốc mang đến những thách thức riêng và nhiều người cuối cùng đã quay trở lại Mỹ.

Một số người nhận thấy với tư cách là người Mỹ gốc Hàn, dù di chuyển hàng ngàn dặm để trở về cũng không giúp họ tìm được quê hương gần gũi hơn.

Ji Yeon O. Jo, giám đốc Trung tâm Châu Á tại Đại học North Carolina, cho biết nhiều người di cư tận hưởng “giai đoạn trăng mật”, khi họ thích hòa vào đám đông có những gương mặt Hàn Quốc và cảm thấy thân thuộc.

Tuy nhiên, tưởng tượng về quê hương của những người Mỹ gốc Hàn hiếm khi phù hợp với thực tế.

Theo ông Ji Yeon O. Jo, sau khi giai đoạn trăng mật kết thúc, nhiều người bắt đầu thấy xung đột giữa “cuộc sống hằng ngày của người Hàn Quốc” và “các giá trị và lối sống mà họ rất quen thuộc ở Mỹ”. 

Ngay cả những công việc thông thường như tìm căn hộ, thiết lập tài khoản ngân hàng và đăng ký với bác sĩ cũng phức tạp do rào cản ngôn ngữ và các giao thức không quen thuộc.

“Một trong những điều khó khăn nhất khi trở thành người Mỹ gốc Hàn ở Hàn Quốc là có một chút tiêu chuẩn kép. Theo một số cách, bạn là người nước ngoài với tiêu chuẩn khác với người tại chỗ", ông Jo nêu. 

Ông Ji Yeon O. Jo cho biết đó là một tâm lý chung. "Nhiều người cho biết họ phải đối mặt với ánh nhìn kỳ lạ khi nói tiếng Anh trên phương tiện giao thông công cộng. Một số thậm chí còn phải đối mặt với những người lạ hỏi: “Bạn là người Hàn Quốc, tại sao bạn không thể nói tiếng Hàn?” - chuyên gia Jo chỉ ra. 

Những khoảnh khắc như thế này cũng đã khiến Lambert trở lại Mỹ vào năm 2020, sau 11 năm ở Hàn Quốc.

“Trong một xã hội, bạn không được chào đón thông qua các chính sách như thị thực hoặc bình đẳng như mọi người lao động khác trong nước", Lambert nói. 

Còn Daniel Oh hiện đang bị giằng xé giữa hai quốc gia khi anh cân nhắc về một tương lai không chắc chắn ở cả hai nơi. “Dù thế nào đi nữa, bạn sẽ rất khó có thể cảm thấy cuộc đời mình được trọn vẹn. Khi bạn thấy đủ cả hai, cuối cùng bạn sẽ hiểu được ưu và nhược điểm của cả hai đất nước trong trái tim mình" - Daniel Oh đúc kết.

Theo Gia Minh/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/cha-me-han-quoc-tim-giac-mo-my-va-nhung-dua-con-choi-voi-tim-ban-sac-20230516152330674.htm

  • Từ khóa

Triều Tiên khẳng định không xuất khẩu vũ khí sang Nga

Ngày 17-5, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bác cáo buộc về hoạt động hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga, nhấn mạnh vũ khí của Triều...
15:48 - 17/05/2024
62 lượt xem

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
175 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
194 lượt xem

Hạ viện Mỹ thông qua luật chuyển giao nhanh vũ khí cho Israel, ông Biden phản đối

Hạ viện Mỹ ngày 16.5 đã thông qua dự luật yêu cầu 'chuyển giao nhanh chóng' viện trợ quốc hội cho Israel, song điều này bị Nhà Trắng và phe Dân chủ phản...
08:47 - 17/05/2024
219 lượt xem

Nga - Trung thắt chặt hợp tác trong thời đại mới

Tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Blinken tới Trung Quốc mang theo lời cảnh báo Bắc Kinh về chuyện ủng hộ Nga. Và ngày 16-5, Tổng thống Putin đã có mặt tại Bắc...
09:21 - 17/05/2024
209 lượt xem