213
/
59643
Đừng để “chết oan” trên trường đầy cạm bẫy của Facebook
dung-de-chet-oan-tren-truong-day-cam-bay-cua-facebook
news

Đừng để “chết oan” trên trường đầy cạm bẫy của Facebook

Thứ 3, 03/04/2018 | 12:33:05
446 lượt xem

Cuộc khủng hoảng tồi tệ của Facebook vẫn đang tiếp diễn khi Ủy ban Thương mại Mỹ đã chính thức điều tra về mạng xã hội này. Một nền tảng với 2,1 tỉ người dùng trên tổng số 3,8 tỉ người dùng Internet trên toàn cầu, nhưng gần đây Facebook đã mất đi hơn 1 triệu người dùng bởi phong trào kêu gọi “bỏ Facebook”

Trước hết người dùng Facebook hãy tự bảo vệ mình. Ảnh: PK

Vì sao cạm bẫy tập trung ở Facebook?

Vào thời điểm IPO tháng 5.2012, Facebook đã có khoảng 900 triệu người dùng. Gần 6 năm sau, Facebook đã lớn nhanh với hơn 2,1 tỉ người dùng trên toàn cầu. Faebook đã mua lại các ứng dụng khác như WhatsApp và Instagram với giá hàng chục tỉ USD. Facebook đang trở thành gã khổng lồ và giàu có, với giá trị vốn hóa trên 500 tỉ USD trước thời điểm khủng hoảng, nằm trong tốp 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu.

Facebook giàu nhanh, mạnh nhanh nhờ vào đâu? Chính là nhờ người dùng. Hàng tỉ người dùng Facebook tạo ra một môi trường quảng bá lí tưởng nhất, tập trung nhất cho các doanh nghiệp bất cứ ngành nào. Mạng xã hội hàng tỉ người dùng này cũng đồng thời trở thành một thế lực bởi tập trung được tiếng nói, sự kết nối và chia sẻ… Và đặc biệt là dữ liệu. Từ dữ liệu của hàng tỉ người dùng Facebook thu thập được có thể phân tích chuyên sâu để từ đó cung cấp các gói dịch vụ quảng cáo cho nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Facebook giàu lên từ người dùng và dữ liệu của họ, thì các ứng dụng bên thứ ba cũng biết tìm kiếm các cơ hội trên nền tảng Facebook, và đã được Facebook chia sẻ để cùng phát triển, mà điển hình chính là Cambridge Analytica.

Cần biết rằng các ứng dụng của bên thứ ba không chỉ có Cambridge Analytica mà còn hàng ngàn ứng dụng khác cũng được Facebook “tạo điều kiện” cho thu thập dữ liệu người dùng ở từng mức độ khác nhau. Như vậy có thể thấy, môi trường Facebook tạo ra nhiều cơ hội khác nhau cho các bên thứ ba thu thập dữ liệu, phát triển ứng dụng phục vụ nghiên cứu, học thuật, kinh doanh.v.v… Nhưng mặt trái là, cũng có rất nhiều bên thứ ba, hoặc những cá nhân và tổ chức ẩn dưới danh nghĩa người dùng lợi dụng môi trường đông đảo trên Facebook để kiếm chác, lừa đảo, tung tin thất thiệt, tung tin giả với nhiều ý đồ và mưu lợi khác nhau. Tình trạng đó đã xảy ra không chỉ trên Facebook toàn cầu mà cả trên Facebook tại Việt Nam, đặc biệt là nạn tung tin thất thiệt, tin giả và lừa đảo…

Facebook biết kiếm tiền trên nền tảng của mình thì các bên khác cũng biết điều đó. Những bên thứ ba được Facebook cho phép kết nối và thu thập thông tin, sau đó bán lại cho những bên khác sử dụng theo mục đích riêng (như trường hợp Cambridge Analytica đã làm). Cuối cùng, đối tượng phải chịu bị khai thác, “làm tiền” không ai khác chính là người dùng.

Người dùng là đối tượng bị khai thác các tiềm năng, cơ hội. Người dùng cũng là món hàng bị bán chác. Và cũng chính người dùng là nạn nhân của những hành vi trên. Trong trường hợp Cambridge Analytica, người dùng có đến hai lần trở thành nạn nhân: Lần thứ nhất là họ bị thu thập, khai thác dữ liệu, thông tin cá nhân. Lần thứ hai là họ bị đối tượng dùng những phân tích, tính toán từ dữ liệu thu thập được để làm nhiễu, lôi kéo, gây hoang mang chính họ.

Người dùng lãnh đủ trước khi hầu bao của Tacebook hao tổn

Giá cổ phiếu Facebook trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thể “ngóc đầu” lên được và giá trị của doanh nghiệp này tiếp tục “bốc hơi” từ 50-60 tỉ USD. Riêng CEO Mark Zuckerberg, giá trị tài sản bị hao tổn trên 10 tỉ USD đã đành, mà nguy cơ bị mất chức và phải điều trần trước Quốc hội Mỹ đang nhãn tiền.

Trong khi Mark lệnh cho thuộc hạ mua quảng cáo trên hàng loạt báo in để đăng lời xin lỗi – một điều hiếm thấy đối với Facebook, thì tờ Guardian (Anh) lại tiếp tục đưa ra những thông tin khác càng “đổ thêm dầu vào lửa”. Theo Guardian, trên thực tế Facebook còn thu thập cả nhật kí cuộc gọi, tin nhắn và danh bạ điện thoại.

Thực ra đó chẳng phải là “phát hiện” gì ghê gớm của Guardian mà hầu hết người dùng đều đã biết là như vậy. Chỉ là, trong lúc “nước sôi lửa bỏng” người dùng đang rất bất bình với Facebook hiện nay, thì thông tin trên càng khắc họa “tội trạng” của Facebook một cách rõ nét và nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, chẳng riêng gì Facebook mà các ứng dụng khác như WhatsApp, Viber, LINE, Zalo, WeChat.v.v…, chẳng có ứng dụng nào không thu thập thông tin người dùng và tận dụng mọi cơ hội lấn sâu vào thông tin riêng tư trên điện thoại của người dùng. Thậm chí, các ứng dụng còn đòi giám sát camera điện thoại của người dùng, nắm bắt vị trí, album ảnh, lịch bay.v.v… Nghĩa là nếu người dùng đồng ý tất tần tật các đề nghị hay đòi hỏi đó thì chẳng còn gì trong điện thoại là riêng tư nữa. Khi đó, vì những rò rỉ, lộ lọt thông tin như thế người dùng sẽ lãnh đủ trước khi bùng ra thành xìcăngđan khiến hầu bao của Facebook hao tổn. Hay nói chính xác hơn, chờ đến khi hầu bao của Facebook hao tổn thì người dùng đã hứng chịu thiệt hại nặng nề.

Đã có không ít sự cảnh báo đối với người dùng Facebook, song đến vụ việc Cambridge Analytica càng “giúp” cho người dùng tỉnh ngộ nhanh hơn. Môi trường Facebook ngày càng nhiều cạm bẫy hơn so với trước bởi ngày càng có nhiều đối tượng tìm thấy cơ hội khai thác các lợi ích cho riêng mình trên đó. Người dùng vì thế không thể trông chờ vào ai khác bảo vệ mình ngay cả Facebook. Mà trước hết, người dùng hãy tự bảo vệ và tự cứu mình khi gặp chuyện. Và cách tự bảo vệ và tự cứu mình tốt nhất là nên thận trọng trong từng hành vi sử dụng Facebook. Trước hết là cách sử dụng password có tính bảo mật cao và thường xuyên thay đổi, thiết lập bảo mật nhiều lớp, hạn chế tải và truy cập vào các ứng dụng và website lạ kí sinh trên Facebook.v.v… Khi truy cập vào các ứng dụng hay website lạ có yêu cầu khai báo thông tin cá nhân, người dùng cần thận trọng. Và càng phải thận trọng hơn đối với những trò “cho không biếu không” tiền, quà được rao trên Facebook bởi rất nhiều sự bịp bợm ẩn đằng sau.

CEO Tim Cook của Apple phát biểu sau vụ lộ lọt thông tin của 50 triệu người dùng Facebook rằng cần phải xem quyền được bảo mật thông tin cá nhân của người dùng là quyền cơ bản. Đó là một tư duy văn minh. Tuy nhiên, muốn quyền bảo mật thông tin cá nhân trở thành quyền cơ bản thì trước hết chính người dùng phải có ý thức bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân của mình chứ không thể trông chờ hay ỷ lại vào ai khác được.

Theo Thế Lâm/VOV.VN

  • Từ khóa

Thuyết âm mưu "internet chết", nguyên nhân tại mạng xã hội AI

SocialAI mới ra đời được quảng cáo là “mạng xã hội AI” giống như X (Twitter) nhưng nó bị nhận xét là “thật sự giống như địa ngục”.
16:32 - 19/09/2024
334 lượt xem

Apple xác nhận iPhone 16 dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố

Apple đã xác nhận một số thay đổi trong dòng iPhone 16 nhằm mục đích giúp điện thoại dễ sửa chữa hơn.
15:48 - 19/09/2024
372 lượt xem

Đề nghị IAEA hỗ trợ dự án lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới của Việt Nam

Việt Nam hiện vận hành lò phản ứng nghiên cứu tại Đà Lạt và đang xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học, công nghệ hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân...
14:55 - 19/09/2024
405 lượt xem

Instagram vừa làm điều chưa từng có trong suốt một thập kỷ để bảo vệ trẻ em

Ứng dụng Instagram đã cho ra mắt tính năng được thiết kế dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nhóm đối tượng...
08:47 - 19/09/2024
540 lượt xem

Apple Intelligence hỗ trợ tiếng Việt vào năm 2025

Apple vừa công bố danh sách thị trường sẽ cập nhật trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence trong năm 2025, bổ sung ngôn ngữ Việt Nam.
06:49 - 19/09/2024
582 lượt xem