213
/
131023
Cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng?
can-lam-gi-de-giam-thieu-nguy-co-bi-tan-cong-mang
news

Cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng?

Thứ 6, 15/07/2022 | 08:22:00
3,062 lượt xem

Nhận thức của người dân, kiểm soát quy trình và đào tạo nguồn nhân lực được xem là những yếu tố "sống còn" để thích ứng với hành trình chuyển đổi số.

Trước quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các chuyên gia cho rằng để đảm bảo an toàn thông tin (ATTT), an ninh mạng, bên cạnh việc đầu tư cho công nghệ, các tổ chức cần chú trọng điểm đến, kiểm soát quy trình và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, ý thức người dân cũng là một bài toán cần lời giải đáp.

Đây là những ý kiến và luận điểm được đưa ra tại "Ngày hội công nghệ Netpoleon Technology Day 2022", diễn ra trong 2 phiên buổi sáng và chiều ngày 14/7.

Cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng? - 1

Nhiều chuyên gia đến từ các hãng bảo mật đã quy tụ về Netpoleon Technology Day 2022 để cùng chia sẻ kinh nghiệm nhằm ứng phó với các tin tặc trong quá trình chuyển đổi số (Ảnh: Netpoleon).

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Văn Nghị, Giám đốc sản phẩm tại Netpoleon cho biết trước xu thế chuyển dịch lên nền tảng đám mây (cloud), người dùng sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ tấn công mạng.

Do vậy, điều đầu tiên là cần thay đổi nhận thức của người dùng trước vấn đề về ATTT, bảo mật dữ liệu. Sau đó, khi đã có nhận thức đầy đủ, mới tìm cách tiếp cận những công nghệ mới, giải pháp hiệu quả.

Ông Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) cũng cho rằng cần có những đầu tư thích đáng để ngăn chặn những cuộc tấn công từ quốc tế. Theo ông, nếu thực hiện đúng theo quy định và bài bản, thì khả năng bị hứng chịu các cuộc tấn công mạng cũng "không phải là dễ".

Bổ sung cho ý kiến trên, ông Đỗ Việt Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) cũng cho biết tiềm ẩn của quá trình chuyển đổi số chính là làm gia tăng rủi ro bảo mật.

Theo ông Thắng, vội vàng chuyển đổi có thể rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ qua các biện pháp kiểm soát bảo mật và những rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, cần xây dựng chiến lược chi tiết và rõ ràng bao gồm các vấn đề về bảo mật sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro và thành công hơn trên hành trình chuyển đổi số.

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 5 tháng đầu năm 2022, đã có gần 5.500 cuộc tấn công mạng, gây ra sự cố đối với các hệ thống CNTT tại Việt Nam. Trong đó, mã độc (malware) chiếm tới 70% tổng số các cuộc tấn công. Tiếp đó là tấn công lừa đảo (phishing), thay đổi giao diện (deface).

Điều này cho thấy việc sử dụng các hệ thông cũ, không được bảo mật đầy đủ, cũng như nhận thức của người sử dụng là những nguyên nhân chính tạo ra lỗ hổng ATTT.

Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị đối với các hệ thống mạng hiện tại ở Việt Nam, cần xác định giải pháp đảm bảo ATTT theo từng cấp độ. Trong đó, giám sát ATTT, đánh giá ATTT, ứng cứu sự cố ATTT hiệu quả là những yêu cầu rất cấp bách.

Theo Nguyễn Nguyễn/ Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-manh-so/can-lam-gi-de-giam-thieu-nguy-co-bi-tan-cong-mang-20220715061236602.htm

  • Từ khóa

Trí tuệ nhân tạo bị 'dụ dỗ' mất số tiền 47.000 USD

Chatbot AI Freysa được giao nhiệm vụ bảo vệ tài khoản trị giá 47.000 USD nhưng bị một người chơi tiền số "thuyết phục" chuyển toàn bộ tiền chỉ bằng một...
16:17 - 02/12/2024
64 lượt xem

CEO Tim Cook từng 'chê' Intel để bắt tay TSMC

CEO Tim Cook của Apple từng 'chê' dịch vụ sản xuất chip của Intel vào hơn 10 năm trước.
15:07 - 02/12/2024
84 lượt xem

Giải mã độ "hot" của TikToker trăm triệu view Lê Tuấn Khang

Sau TikTok Awards Việt Nam 2024, kênh TikTok của Lê Tuấn Khang cán mốc đến 9 triệu người theo dõi, tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 tuần.
11:19 - 02/12/2024
184 lượt xem

Google Maps có thể cảnh báo các mối nguy hiểm trên đường

Google Maps vừa công bố tính năng mới giúp người dùng nhận thông tin về các sự cố giao thông từ Waze, ứng dụng điều hướng được cộng đồng đóng góp.
09:17 - 02/12/2024
248 lượt xem

Samsung phát triển công nghệ pin có thể gập lại

Samsung được cho là đang phát triển một công nghệ pin gập lại nhằm hướng đến các mẫu smartphone màn hình gập tốt hơn trong tương lai.
06:46 - 02/12/2024
271 lượt xem