Trước sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang phải chịu nhiều áp lực lớn khi cố gắng thích ứng với xu hướng chuyển đổi số.
Giao dịch, thanh toán "không tiếp xúc" ngày càng phổ biến
Sau đây là những chia sẻ của bà Winnie Wong, giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, về kỳ vọng mới trong quy trình thanh toán của người tiêu dùng.
"Những thay đổi trong hành vi thanh toán chỉ mới bắt đầu và chúng ta có thể hy vọng vào triển vọng tích cực của nền kinh tế số ở châu Á, cũng như quá trình chuyển đổi toàn diện hơn sang thanh toán số."
Bà WINNIE WONG(giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào)
Dịch qua đi, công nghệ số lên ngôi
Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các doanh nghiệp và khách hàng buộc phải tăng cường áp dụng và triển khai các giải pháp công nghệ như thương mại điện tử, ví điện tử, mã QR để phục vụ nhu cầu cuộc sống thường ngày và hạn chế gián đoạn ở mức tối thiểu.
Thời gian qua đã cho thấy công nghệ đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì nhiều khía cạnh cuộc sống, ngay cả trong giai đoạn phong tỏa hoặc hạn chế đi lại vì dịch bệnh.
Thực tế, nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức hoạt động trực tuyến, các ngân hàng nhanh chóng ứng dụng hoạt động kinh doanh và dịch vụ từ xa. Cùng với đó, người tiêu dùng cũng ưu tiên mua sắm trực tuyến, sử dụng ứng dụng di động, thẻ không tiếp xúc, xác minh và thanh toán bằng sinh trắc học...
Dù dịch COVID-19 qua đi, việc áp dụng công nghệ số vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối trên toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp tiêu dùng không chạm và liền mạch.
Trải nghiệm không tiếp xúc ngày càng tăng
Có thể nói, đại dịch đã làm thay đổi đáng kể cách thức mua sắm, thanh toán và kỳ vọng của người tiêu dùng.
Các khảo sát cho thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương hướng tới các giao dịch số, với 94% sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới; người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn đến tính an toàn, bảo mật trong giao dịch và quyền riêng tư dữ liệu.
Nghiên cứu toàn cầu của Mastercard cho thấy, kỳ vọng về trải nghiệm phong phú và hấp dẫn dù là trực tiếp hay trực tuyến của người tiêu dùng đều đang ngày một gia tăng.
Sau hơn hai năm sống trong bối cảnh bất ổn vì dịch bệnh, đã thúc đẩy các nhu cầu về kết nối và tìm kiếm những trải nghiệm mới từ người dân.
Những thách thức mới cho doanh nghiệp
Khi người tiêu dùng mong đợi sự liền mạch trong các hoạt động hằng ngày, số hóa quy trình thanh toán với nhiều tùy chọn khác nhau, đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy năng suất hoạt động mà còn gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Hiện Mastercard đang phối hợp với các đối tác ngân hàng để đem lại các giải pháp thanh toán nhanh chóng, đơn giản, dễ tiếp cận và bảo mật cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Soft POS của Mastercard là giải pháp thanh toán không tiếp xúc, cho phép người bán mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán, cũng như mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Để các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh trong bối cảnh hậu đại dịch thì chiến lược lấy trải nghiệm làm trung tâm, ưu tiên kỹ thuật số, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian thực và ưu tiên quyền riêng tư, rõ ràng, bình đẳng sẽ là ranh giới tiếp theo trong việc cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng hiện đại.
Theo N.D/ Tuổi trẻ
https://tuoitre.vn/ky-vong-loi-song-uu-tien-ky-thuat-so-20220628083849409.htm