205
/
70580
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vì luật ban hành 4 năm đã phải sửa
de-nghi-kiem-diem-trach-nhiem-vi-luat-ban-hanh-4-nam-da-phai-sua
news

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vì luật ban hành 4 năm đã phải sửa

Thứ 5, 21/02/2019 | 14:52:28
622 lượt xem

Thảo luận việc sửa luật Đầu tư công năm 2015, các uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội băn khoăn vì luật mới có hiệu lực chưa được 4 năm, chưa đi hết một vòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm mà đã phải sửa. Nhiều ý kiến cho răng, có sửa luật lần này cũng phải kiểm điểm trách nhiệm…

Ub thuong vu 31 a.jpg

Phiên họp sáng 21/2 của UB Thường vụ Quốc hội

Sáng 21/2, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Đây là dự án luật đã được trình Quốc hội thảo luận từ kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2018) song ý kiến còn rất khác nhau, từ phạm vi sửa đổi và tên gọi của luật cho đến các nội dung cụ thể.

Quá trình chuẩn bị, Chính phủ muốn sửa toàn diện Luật Đầu tư công nhưng UB Thường vụ Quốc hội cho rằng chỉ sửa một số điều thật cần thiết.

Khi xem xét tại phiên họp tháng 9/2018, khẳng định không phủ nhận Luật Đầu tư công có một số vấn đề cần sửa đổi, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nếu những khó khăn trong thực tế đổ thừa hết cho luật thì không đúng, vì có những cái do điều hành, do tổ chức thực hiện.

Báo cáo phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về dự án luật của cơ quan thẩm tra hoàn thành ngày 20/2 cũng cho thấy còn nhiều ngổn ngang.

Bên cạnh những nội dung đã đạt được sự thống nhất của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra thì còn tới 9 vấn đề còn ý kiến khác nhau, từ phạm vi sửa đổi và tên gọi cho đến nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C...

Theo đó, dự thảo luật đã có nhiều chỉnh sửa, song thảo luận sáng 21/2 Chủ tịch Quốc hội nhắc lại là phải thừa nhận Luật Đầu tư công hiện hành đã giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng phân tán nguồn lực. Theo Chủ tịch Quốc hội, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau chủ yếu liên quan đến trình tự, thủ tục.

Có dự án giao vốn gần một năm còn chưa triển khai, cái đó có phải do Quốc hội đâu, có phải do luật không, đó là do trình tự thủ tục, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, lần sửa đổi này sửa cái nào phải ra cái nấy và sửa xong thì không thể nói ách tắc là do luật nữa. Đọc kỹ lại thì thấy không có ách tắc nào do luật mà chỉ do trình tự thủ tục, nhưng có quy định theo phản ánh là bất cập thì lại chưa được đề nghị sửa.

Một vấn đề khác cũng được Chủ tịch Quốc hội lưu ý là nhiều vấn đề mới chỉ có quan điểm của cơ quan soạn thảo chứ chưa thấy quan điểm của Chính phủ, như thế rất khó để xem xét.

Đồng tình với phân tích của Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý cũng "cảm giác những ắc tắc không phải do luật".

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu, qua theo dõi công tác phòng chống tham nhũng thì khu vực đầu tư công nổi lên một số dự án chất lượng xuống cấp nhanh, tiến độ thì chậm, có một số dự án thất thoát lãng phí rất lớn. Nguy cơ tham nhũng khu vực này khá lớn, lần sửa luật này nên hết sức chú ý.

Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng cho rằng, Luật Đầu tư công hiện hành có đời sống quá ngắn, có hiệu lực 1/1/2015 mà tờ trình đề nghị sửa sớm nhất là từ tháng 4/2018. Mới ngót nghét 3 năm đã rục rịch sửa đổi, lần sửa này cái gì bất cập do luật thì sửa chứ không phải nhân cơ hội này sửa nhiều thứ rồi đổ tại cho luật này, bà Nga nêu quan điểm.

Cũng băn khoăn về đời sống của luật quá ngắn, chưa đến 4 năm, tức là chưa đi hết một vòng 5 năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn mà đã sửa, Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị cần hết sức cân nhắc. Và nếu sửa thì cần kiểm điểm trách nhiệm trách nhiệm vì sao để xảy ra tình trạng như vậy.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý hạn chế tối đa sửa những điều chưa thực sự cần thiết phải sửa, không nhất thiết phải sửa cả 80 điều như đề nghị của ban soạn thảo.

Liên quan đến những vấn đề còn khác nhau, ông Hiển khẳng định, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất không quy định dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng là dự án đầu tư công độc lập. Quốc hội cũng không "thả" thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục cụ thể từng dự án cho cả kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm sang cho Thủ tướng như quan điểm của cơ quan soạn thảo được.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
87 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
411 lượt xem

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp với bề dày hơn 7 thập kỷ giữa hai nước, nhân dịp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội...
19:05 - 25/11/2024
407 lượt xem

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria

Sáng 25-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
13:19 - 25/11/2024
510 lượt xem

Tổng Bí thư: Hoàn thành tinh gọn bộ máy trước Đại hội XIV

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, hai nội dung lớn được xem xét tại Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII lần này là sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt...
14:17 - 25/11/2024
560 lượt xem