205
/
144258
"Chỉ mong đánh xe đi đăng kiểm xong có thể quay về uống cà phê"
chi-mong-danh-xe-di-dang-kiem-xong-co-the-quay-ve-uong-ca-phe
news

"Chỉ mong đánh xe đi đăng kiểm xong có thể quay về uống cà phê"

Thứ 5, 16/03/2023 | 07:31:00
2,122 lượt xem

Nhiều ý kiến tán thành duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì đây là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu, không can thiệp hành chính

Ngày 15-3, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Giữ vai trò điều hòa

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, nhấn mạnh sự cần thiết phải quy định về quỹ bình ổn giá trong dự thảo, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ quy định chi tiết về việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ chiến lược thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Ông Hoàng Thanh Tùng tán thành việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, cho biết tại phiên giải trình về vấn đề xăng dầu do ủy ban này tổ chức vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng quỹ chưa bảo đảm đúng mục đích. Tuy nhiên, ông Thanh cũng tán thành với ý kiến duy trì quỹ nhưng cần có biện pháp để quỹ hoạt động có hiệu quả, công khai, minh bạch.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì quỹ vì quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính. Thực tế thời gian qua cho thấy khi giá xăng dầu thế giới biến động thì quỹ bình ổn đã phát huy vai trò điều hòa, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá; từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì quỹ; bởi đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng lại ở cơ quan điều hành, chưa có quy định về thời hạn hoạt động của quỹ. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, tiếp thu ý kiến đa số đại biểu, trong quản lý, điều hành quỹ, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng quỹ; nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động. Đồng thời, có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Giải trình về nội dung này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng quỹ có nhiệm vụ "giảm sốc" khi giá biến động. Theo Bộ trưởng, quỹ là công cụ của nhà nước, nếu bỏ thì còn ít công cụ để tác động vào giá, trong khi đây là mặt hàng ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.

Kết luận nội dung thảo luận này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của quỹ. Theo ông, đây là một loại quỹ bình ổn giá nên phải tuân thủ nguyên tắc, điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả thực sự để có tác dụng trong bình ổn giá xăng dầu. Trường hợp không thuyết minh thuyết phục thì cần phải xem xét phương án không duy trì quỹ.

Cân nhắc nhiều về quỹ bình ổn, chỉ định thầu - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 21 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: ĐỨC THẮNG

Thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu

Tại phiên họp, UBTVQH cũng đã cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật, nhiều ý kiến đề xuất cần quy định chặt chẽ về chỉ định thầu (điều 23 tại dự thảo), chỉ áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và quy định tiêu chí cụ thể, tránh lạm dụng. Tiếp thu ý kiến này, cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã rà soát, chỉnh lý điều 23 theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu, trong đó đã loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với "Gói thầu tái định cư", "Gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo Nghị quyết của QH".

Về vấn đề rà soát, thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu, nhất trí với phương án này nhưng ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị cân nhắc kỹ các trường hợp chỉ định thầu để phù hợp với thực tiễn. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, chỉ định thầu được áp dụng với gói thầu phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, cấp cứu dịch bệnh có thể dẫn đến lạm dụng. Bà đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện về dịch bệnh để có cơ sở áp dụng chỉ định thầu phù hợp.

Ông Nguyễn Phú Cường cho biết tại dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã có quy định về chỉ định thầu, đàm phán giá đối với thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Đối với việc cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu như thông thường còn được áp dụng hình thức đàm phán giá, sử dụng danh sách nhà thầu nhiều lần tạo sự linh hoạt, chủ động trong mua sắm. Mua sắm hóa chất, sinh phẩm kèm theo nhà thầu phải cung cấp máy móc xét nghiệm để sử dụng hóa chất, sinh phẩm đó.

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và xem xét báo cáo công tác dân nguyện của QH tháng 2-2023. Ngày 16-3, UBTVQH tiếp tục chương trình phiên họp thứ 21. 

Chất vấn Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp thứ 21, UBTVQH sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát, vào ngày 20-3. Chánh án TAND Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí chịu trách nhiệm trả lời chính. Bộ trưởng các bộ: Công an, Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách ngành, lĩnh vực có thể tham gia báo cáo giải trình thêm.

Theo Minh Chiến/ NLĐ

https://nld.com.vn/thoi-su/can-nhac-nhieu-ve-quy-binh-on-chi-dinh-thau-20230315213754177.htm

  • Từ khóa

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã...
11:10 - 26/04/2024
182 lượt xem

Quản lý thị trường vàng 'có vấn đề'

Ngày 25.4, Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp phiên toàn thể thứ 14, cho ý kiến thẩm tra báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2023, các tháng đầu năm 2024. Đây là...
09:15 - 26/04/2024
219 lượt xem

Báo cáo nhân quyền của Mỹ tiếp tục nhận định không khách quan về Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa...
19:45 - 25/04/2024
552 lượt xem

Hiệp định Geneve năm 1954: Mốc son trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh Hiệp định Geneve được ký năm 1954 đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng...
15:05 - 25/04/2024
665 lượt xem

"Chênh lệch giá vàng không phải chuyện lớn, quan trọng là quản lý thế nào"

Theo đại biểu Quốc hội, chênh lệch giá vàng không phải chuyện lớn mà quan trọng là công tác quản lý thế nào. Nếu quản lý chặt chẽ khối lượng giao dịch...
14:17 - 25/04/2024
672 lượt xem