Bạn không nên ăn bánh thay bữa sáng bởi bánh Trung Thu chứa hàm lượng đường và chất béo cao nên rất khó tiêu hóa và ăn khi đói sẽ kích thích tiết axít dạ dày, gây ra chứng ợ nóng.
Mùa Thu là dịp những người yêu thích vị ngọt, vị thơm, vị ngậy, vị béo của những chiếc bánh Trung Thu thỏa thích thưởng thức đủ các loại; nhưng đây lại là loại bánh không nên ăn tùy tiện.
Nhưng bạn đã biết cách ăn bánh Trung Thu như thế nào là đúng?
1. Không nên ăn bánh thay bữa sáng
Một số người có xu hướng ăn sáng bằng bánh Trung Thu nhưng các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen xấu, làm tổn thương dạ dày.
Vì bánh Trung Thu chứa hàm lượng đường và chất béo cao nên rất khó tiêu hóa và ăn khi đói sẽ kích thích tiết axít dạ dày, gây ra chứng ợ nóng. Đối với một số người mắc các bệnh về dạ dày có thể xuất hiện các cơn đau.
2. Không nên ăn sau bữa cơm
Sau bữa ăn chính không nên lập tức ăn bánh Trung Thu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn bánh vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn cơm.
Bởi khi vừa ăn cơm, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn, nếu lập tức ăn bánh Trung Thu sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
3. Không nên ăn bánh vào ban đêm
Các chuyên gia nói rằng không nên sử dụng bánh Trung Thu như một món ăn đêm bởi loại bánh này khó tiêu hóa, thậm chí có thể còn gây ra các vấn đề về gan và các triệu chứng cấp tính khác như đầy hơi, tức ngực, nôn mửa.
Lưu ý khi ăn bánh Trung Thu: - Bánh Trung Thu chứa nhiều chất béo, đường, có thể cung cấp cho cơ thể tới 800 calo đối với loại bánh hai lòng đỏ trứng. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. |
Theo Đẹp/Vietnam+
https://www.vietnamplus.vn/ban-da-biet-cach-an-banh-trung-thu-nhu-the-nao-cho-dung/665045.vnp