190
/
77199
Báo động tình trạng thừa cân, nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng ở học sinh
bao-dong-tinh-trang-thua-can-nhung-van-bi-suy-dinh-duong-o-hoc-sinh
news

Báo động tình trạng thừa cân, nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng ở học sinh

Thứ 6, 02/08/2019 | 07:58:48
2,033 lượt xem

Do ăn uống chưa hợp lý, học sinh Việt Nam đang đối mặt với cả hai vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Tỉ lệ trẻ bị thừa cân tăng nhanh, trong khi vẫn thiếu các vi chất cần thiết để phát triển cơ thể.

Tình trạng trẻ em bị thừa cân nhưng vẫn thiếu chất dinh dưỡng  đang gia tăng. Ảnh minh họa: B.H

Tình trạng trẻ em bị thừa cân nhưng vẫn thiếu chất dinh dưỡng đang gia tăng. Ảnh minh họa: B.H

Đây là thông tin được nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo khoa học "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bữa ăn học đường của trẻ em", do Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp Công ty TNHH Hương Việt Sinh tổ chức chiều 1.8 tại Hà Nội.

Gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và thừa cân ở học sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam thiếu niên và nhi đồng trong lứa tuổi học đường ở nước ta đang đối mặt với gánh nặng kép về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng học sinh tiểu học thừa cân tăng nhanh, bên cạnh đó tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chậm.

Nguyên nhân là do bữa ăn của trẻ, đặc biệt là bữa ăn học đường cho được quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh và cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến việc trang bị kiến thức về dinh dưỡng học đường. Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ cần nhìn thấy bữa trưa ở trường của con có đủ thịt, cá, rau và đồ tráng miệng là hài lòng, mà chưa để ý trẻ ăn có đủ dinh dưỡng hay không.

Có cha mẹ để trẻ ăn theo sở thích, như ăn quá nhiều thịt, tinh bột, trong khi ăn ít và thậm chí không ăn rau xanh. Điều này dẫn đến không ít học sinh ở độ tuổi tiểu học dù thừa cân nhưng vẫn thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm,  i-ốt và nhiều loại  vi chất khác, dẫn đến nguy cơ tăng trưởng chiều cao chậm, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường...

 Toàn cảnh hội thảo.  

TS- BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam - dẫn các số liệu nghiên cứu: Nếu so sánh với một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc... thì bữa ăn học đường ở Việt Nam cần tăng thêm khẩu phần rau xanh, trái cây, tiến tới hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối. Cùng với đó, bữa trưa học đường của học sinh tiểu học và THCS nước ta dù đã cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng hay vi chất thiết yếu theo nhóm tuổi, theo mùa.

Cần xây dựng thực đơn khoa học

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030. Lý do, thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

Xác định nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng ở trẻ em học đường (cả thiếu và thừa dinh dưỡng) là do ăn uống không hợp lý, nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết phải xây dựng thực đơn khoa học, an toàn ở gia đình và trường học, để đảm bảo trẻ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam.PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam.

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho biết, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học hiện nay đáp ứng cao hơn nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein, trong khi đó khẩu phần ăn của học sinh THCS lại chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, mức khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C.

Bà cho rằng chế độ ăn cần quan tâm đến bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Đồng quan điểm, TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam thì cho rằng, cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối; hình thành thói quen ăn uống tốt, tăng cường tập thể dục thể thao trong giai đoạn học đường.

Cũng trong buổi hội thảo, bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết, Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Hương Việt Sinh nghiên cứu và giới thiệu bộ thực đơn theo cấp học và từng mùa với đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và phong phú nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ, với đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết dành riêng cho học sinh tiểu học và Trung học Cơ sở. Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu vào tháng 7.2019. Bộ thực đơn mẫu này sẽ được áp dụng rộng rãi tại hơn 50 trường tiểu học, THCS tại thủ đô Hà Nội từ năm học 2019-2020. 

Theo Bích Hà/Lao động

  • Từ khóa

Khoa học giải oan cho xoài ngọt

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng vì xoài có chứa đường tự nhiên nên nhiều người thắc mắc là người...
10:22 - 29/04/2024
266 lượt xem

6 loại đồ uống tự làm giúp gan khỏe hơn

Chăm sóc gan và thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống có thể tăng cường chức năng của gan và làm chậm bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là 6 loại đồ uống...
07:16 - 29/04/2024
330 lượt xem

Vết bầm tím bất thường có thể cảnh báo ung thư

Vết bầm tím là do mạch máu dưới da bị tổn thương, làm máu thoát ra ngoài và tạo thành vết bầm dưới da. Những va chạm đủ mạnh sẽ gây ra các vết bầm tím...
08:56 - 28/04/2024
881 lượt xem

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
1,468 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
1,893 lượt xem