190
/
74093
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở tuổi 40
nhung-dau-hieu-canh-bao-dot-quy-o-tuoi-40
news

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở tuổi 40

Thứ 2, 27/05/2019 | 13:32:30
1,088 lượt xem

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay, đứng không vững, méo miệng có thể là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Theo trang Business Insider, đàn ông tuổi 40 thường đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe như thị lực giảm, tim mạch, các triệu chứng viêm khớp, đột quỵ... 

Với bệnh đột quỵ, bên cạnh những trường hợp tử vong, nhiều người sống sót cũng không thể trở lại  làm việc bình thường. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm giúp mọi người nhận biết. 

Người Mỹ dùng nguyên tắc F.A.S.T để ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Đây là từ viết tắt của Face (mặt), Arms (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Nếu thấy người nhà mặt lệch một bên khi đang cố gắng mỉm cười, một cánh tay thấp hơn khi cố gắng giơ cả hai tay lên, nói lắp hoặc phát âm kỳ lạ một câu đơn giản, người thân cần đưa đến bệnh viện khám.  

Tiến sĩ Carolyn Brockington - Giám đốc Trung tâm đột quỵ Mount Sinai (Mỹ) còn chia sẻ nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm khác với tờ Reader’s Digest. Trong đột quy, một mạch máu tắc nghẽn có thể làm giảm lượng oxy đến mắt, gây ra các vấn đề về thị lực như đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực một mắt. 

Ở tuổi 40 có thể đối diện với nhiều dấu hiệu về sức khỏe như thị lực kém, vấn đề xương khớp... 

Không ít bệnh nhân bị đột quỵ ngay trong giấc ngủ. Nếu thức dậy với cánh tay hoặc chân bị tê, yếu rã rời mà không hết trong vài phút, đừng chờ nó qua đi mà nên đến bệnh viện. Nguyên nhân có thể do lưu lượng máu động mạch chạy dọc từ cột sống lên đầu bị giảm, gây tê yếu một bên cơ thể.

Xây xẩm, chóng mặt, đau nửa đầu hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy... cũng là những triệu chứng bất thường cần chú ý. Các hiện tượng này có thể do nghẽn mạch máu, cắt đứt hoặc chặn lưu lượng máu đến não, gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Có khoảng 10% số người lên cơn đột quỵ thực sự trong vòng 48h sau khi bị TIA và nhiều người khác đột quỵ sau đó 3 tháng.

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn nên thăm khám sức khỏe 6 tháng thay vì cả năm một lần. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh, ưu tiên thực phẩm như cá biển, trà xanh, rau, trái trái mùa nào thức nấy...

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, chiết xuất lấy enzym nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ. Người tiêu dùng chú ý chọn sản phẩm được khoa học chứng minh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.  

Theo Ngọc Thi/VnExpress

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
518 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
945 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
946 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
945 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
1,059 lượt xem