190
/
145719
Châu Á đối diện làn sóng COVID-19 mới, có đáng lo?
chau-a-doi-dien-lan-song-covid-19-moi-co-dang-lo
news

Châu Á đối diện làn sóng COVID-19 mới, có đáng lo?

Thứ 6, 14/04/2023 | 09:03:00
2,095 lượt xem

Một số quốc gia châu Á đang ghi nhận ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh, nhưng vẫn chưa ở mức gây áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Châu Á đối diện làn sóng COVID-19 mới, có đáng lo? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ nói chưa cần lo ngại về làn sóng COVID-19 mới - Ảnh: EPA-EFE

Ca COVID-19 gia tăng ở nhiều nước

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ Bộ Y tế Singapore cho biết số ca nhiễm mới ở nước này tăng gần gấp đôi trong tuần cuối cùng của tháng 3, lên mức cao nhất trong năm nay.

Singapore đã bỏ hầu hết các quy định về đeo khẩu trang vào tháng 2, do mối nguy từ COVID-19 đã giảm đáng kể. Nhưng hiện nay, số ca mắc hằng tuần tăng lên tới 28.000 ca vào tuần cuối tháng 3, tăng mạnh so với 14.467 ca của một tuần trước đó.

Ấn Độ, nơi hứng chịu làn sóng COVID-19 vào năm 2021 khiến nhiều bệnh viện hết oxy và giường bệnh, vừa ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất kể từ cuối tháng 8 năm ngoái, lên tới 10.150 ca.

Nhiều bang tại Ấn Độ đã bắt buộc đeo khẩu trang trở lại, dù các bệnh viện và phòng khám chưa ghi nhận quá tải bệnh nhân COVID-19.

Ca nhiễm trong ngày ở Indonesia cũng tăng gần mức cao nhất trong 4 tháng, sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại. Ngày 13-4, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi người dân tiêm nhắc lại lần 2, dù khẳng định tình hình vẫn "đang được kiểm soát tốt".

Thủ phạm là biến thể phụ XBB.1.16

Biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron là nguyên nhân khiến ca bệnh gia tăng ở Ấn Độ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi sát sao biến thể này.

XBB.1.16 được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 1 năm nay. WHO cho biết XBB.1.16 đã xuất hiện tại khoảng 20 quốc gia, nhưng phần lớn mẫu bệnh phẩm của XBB.1.16 được thu thập tại Ấn Độ.

Các triệu chứng của XBB.1.16 được cho là giống với các biến thể trước đó, bao gồm sốt, khó thở và ho.

Một nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy XBB.1.16 có khả năng lây truyền cao gần 1,2 lần so với XBB.15, còn được biết đến với tên Kraken - biến thể phụ có khả năng lây nhiễm cao nhất hiện nay.

Tuy nhiên, ông Mansukh Mandaviya, bộ trưởng Y tế Ấn Độ, tuyên bố cần cảnh giác trước biến thể này, nhưng không cần phải lo lắng. "Hiện tại, biến thể phụ của Omicron đang lây truyền trong nước, không dẫn đến gia tăng tỉ lệ nhập viện", ông Mandaviya nói.

Một số chuyên gia khác giữ thái độ cảnh giác hơn. Giáo sư vi rút học Lawrence Young từ Đại học Warwick (Vương quốc Anh) nói với báo The Independent rằng việc biến thể mới ở Ấn Độ lây truyền nhanh là dấu hiệu cho thấy "chúng ta vẫn chưa ra khỏi khu rừng".

"Chúng ta phải để mắt đến nó", giáo sư Young nói với báo chí Anh. "Khi một biến thể mới xuất hiện, bạn phải tìm hiểu xem nó có khả năng lây nhiễm cao hơn, gây bệnh nhiều hơn không…".

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/chau-a-doi-dien-lan-song-covid-19-moi-co-dang-lo-20230413152041016.htm

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,275 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,398 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,386 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,459 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,781 lượt xem