190
/
128450
3 "dị nhân" lây siêu nhanh của Omicron có "lai" với Delta
3-di-nhan-lay-sieu-nhanh-cua-omicron-co-lai-voi-delta
news

3 "dị nhân" lây siêu nhanh của Omicron có "lai" với Delta

Thứ 6, 27/05/2022 | 19:41:00
3,042 lượt xem

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng phát hiện mới có thể là tin xấu với người từng nhiễm Omicron nhưng lại là tin tốt với "cựu F0" Delta.

Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Wesley Long, nhà nghiên cứu bệnh học từ Houston Methodist ở Texas, một số biến chủng phụ mới của Omicron thực sự mang những đặc tính kết hợp của cả Omicron và Delta chứ không "thuần chủng" như các dòng Omicron ban đầu.

Đó là BA.2.12.1, chịu trách nhiệm cho 58% số ca Covid-19 mới ở Mỹ vào tuần trước, là BA.4 và BA.5, đang gây làn sóng mới ở Nam Phi và có thể là cả một số khu vực ở Mỹ. BA.4 và BA.5 có vài đột biến giống Delta trong khi BA.2.12.1 có 1 đột biến gần như giống hệt.

3 dị nhân lây siêu nhanh của Omicron có lai với Delta - Ảnh 1.

Virus SARS-CoV-2 - Ảnh: NEWS-MEDICAL

Tờ Medical Xpress dẫn lời tiến sĩ Long cho biết điều này đã đem đến cho chúng vài đặc tính giống cũng như vài khác biệt về tương tác đối với các biến chủng phụ Omicron trước và với Delta.

Điều phiền toái nhất là những đột biến này khiến việc nhiễm trùng các nhánh phụ của Omicron ban đầu không có khả năng bảo vệ chống lại sự tái nhiễm BA.2.12.1, BA.4 và BA.5, theo dữ liệu trong phòng thí nghiệm.

Nhưng 3 "dị nhân" Omcron này lại không ưa chuộng các "cựu F0" Delta, theo một nghiên cứu khác từ Đại học Bang Ohio. Họ phát hiện ra rằng những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt do bị nhiễm SAS-CoV-2 chủng Delta tạo ra một loại kháng thể có khả năng vô hiệu hóa các đột biến mới tốt hơn nhiều người từng nhiễm Omicron "nguyên bản".

Điều đó rất có thể liên quan tới đặc tính "lai" với Detla của các nhánh phụ này. Nhiều bệnh nhân tái nhiễm Omicron sau khi đã nhiễm Delta cũng báo cáo các triệu chứng nhẹ hơn người nhiễm lần đầu, theo nhiều nghiên cứu trước đó.

Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo điều này không có nghĩa từng nhiễm Delta khiến bạn "bất tử". Tiêm chủng dù đã nhiễm vẫn được khuyến cáo. Từng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên là không bền vững và không chắc đủ để giúp bạn không mắc bệnh nặng trong lần tái nhiễm, nhưng "miễn dịch lai" giữa tiêm chủng và nhiễm trùng trước đó là loại miễn dịch chắc chắn mạnh và bền vững.

Theo Thu Anh/Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/3-di-nhan-lay-sieu-nhanh-cua-omicron-co-lai-voi-delta-20220527113055451.htm 





 






  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,321 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,445 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,426 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,502 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,822 lượt xem