Sau khi ăn trứng, có một số món chúng ta nên tránh để đảm bảo hấp thu tối đa dưỡng chất, cũng như tránh các phản ứng tiêu cực với sức khỏe.
Trứng là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng thậm chí còn gọi trứng là món ăn "toàn diện". Tuy nhiên, sau khi ăn trứng, có một số món chúng ta nên tránh để đảm bảo hấp thu tối đa dưỡng chất, cũng như tránh các phản ứng tiêu cực với sức khỏe.
Trà là một trong những thức uống phổ biến của người Việt Nam. Nhiều người có thói quen nhấm nháp một tách trà sau bữa ăn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, tốt nhất nên hạn chế uống trà sau khi vừa mới ăn món trứng.
Theo lý giải, trà có chứa nhiều axit tannic khi kết hợp với chất sắt và protein trong trứng sẽ tạo ra sản phẩm làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa. Vừa uống trà vừa ăn trứng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Thói quen này cũng sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi trong cơ thể, gây loãng xương và dẫn đến các bệnh về xương khớp.
Là một trong những loại quả phổ biến, quả hồng có vị ngọt, thơm ngon được rất nhiều người ưa thích.
Lưu ý rằng, không nên ăn hồng cùng với trứng, bởi sau khi hai loại thực phẩm kết hợp với nhau cùng lúc, axit tannic trong quả hồng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Sự kết hợp này về lâu về dài cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sữa đậu nành và món ăn có trứng là một "bộ đôi" bữa sáng của không ít người. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này lại không thích hợp để ăn cùng nhau.
Với thành phần chính là đậu nành, loại thức uống này có chứa một lượng lớn chất ức chế trypsin, có thể ức chế cơ thể hấp thụ protein và làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi và táo bón.
Đường trắng không thích hợp để ăn với trứng, sự kết hợp của đường trắng với protein và axit amin trong trứng sẽ tạo ra một lượng lớn liên hợp fructosyl lysine khó hấp thụ và gây ra các phản ứng bất lợi trong cơ thể.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có tỷ lệ cân đối. Do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Với trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà; trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn một lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút; trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn một quả; trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần. Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả/tuần, người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên một tuần chỉ nên ăn từ 1- 2 quả/tuần.
Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu không; có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không. Trứng chất lượng tốt soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính < 1cm, đường bao quanh cố định.
Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch, trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã để quá 5 ngày.
Phương pháp lắc trứng: cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.
Theo Minh Nhật/Dân trí
https://dantri.com.vn/suc-khoe/sau-khi-an-trung-can-tranh-nhung-mon-nay-20220514111420576.htm