190
/
124624
Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào điều trị Covid-19 cho trẻ em
bo-y-te-bo-sung-thuoc-khang-virus-remdesivir-vao-dieu-tri-covid-19-cho-tre-em
news

Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào điều trị Covid-19 cho trẻ em

Thứ 6, 25/02/2022 | 08:33:05
1,204 lượt xem

Trong hướng dẫn mới ban hành về chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em, Bộ Y tế bổ sung việc điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir. Trước đó, trẻ mức độ nhẹ không dùng Remdesivir.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em ngày 22/2/2022 thay thế hướng dẫn được ban hành ngày 8/11/2021. Hướng dẫn mới này quy định trẻ mắc Covid-19 thể nhẹ, có ít nhất một yếu tố nguy cơ được điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir.

Điểm đáng chú ý trong hướng dẫn lần này là Bộ Y tế bổ sung việc điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir (hướng dẫn trước không có).

Theo đó, thuốc Remdesivir được chỉ định điều trị cho người bệnh nội trú thể nhẹ có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, hoặc người bệnh suy hô hấp phải thở oxy/thở CPAP/thở oxy dòng cao HFNC/thở máy không xâm nhập. Trước đó, trẻ mức độ nhẹ không dùng Remdesivir).

Các yếu tố nguy cơ được Bộ Y tế xác định là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp, béo phì, thừa cân, đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).

Bệnh thận mạn tính, ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp), bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác, các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

Bệnh gan, đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác, các bệnh hệ thống.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, số ca bệnh Covid-19 là trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khoảng 55%, trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Ngoài ra, trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp.

Theo Bộ Y tế, thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Trong khi đó, trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi mắc Covid-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng.

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ em mắc Covid-19 hiếm gặp, gặp ở giai đoạn muộn sau nhiễm SARS-CoV-2 từ 2-6 tuần. Đây là biến chứng nặng có thể gây tử vong và có xu hướng gia tăng.

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế cũng thay đổi hướng dẫn về bệnh nghi ngờ và xác định mắc Covid-19. Trong đó, trường hợp bệnh xác định gồm 4 trường hợp:

Trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

Trẻ tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính SARS-CoV-2.

Trẻ có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính.

Trẻ có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với SARS-CoV-2.

Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng bổ sung thêm mức độ trẻ nhiễm không có triệu chứng (không có biểu hiện lâm sàng), cùng với mức độ nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Như vậy, hiện có 5 mức độ trong phân độ lâm sàng cho trẻ em mắc Covid-19.

Theo Phạm Hiền/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bo-y-te-bo-sung-thuoc-khang-virus-remdesivir-vao-dieu-tri-covid-19-cho-tre-em-oj8b1wf7R.html

  • Từ khóa

Bác sĩ chỉ cách kiểm soát huyết áp cao

Huyết áp tâm trương là một trong 2 chỉ số quan trọng khi đo huyết áp, thể hiện áp lực của máu tác động lên thành mạch khi tim đang ở trạng thái nghỉ...
07:49 - 12/05/2024
237 lượt xem

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng

Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là bệnh ký sinh trùng mới nổi trong những năm gần đây do thói quen nuôi thú cưng tăng lên ở giới trẻ
15:27 - 11/05/2024
587 lượt xem

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
1,287 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
1,248 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
1,322 lượt xem