190
/
119028
Trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng tiêm vắc xin Covid-19?
tre-nao-can-tri-hoan-than-trong-tiem-vac-xin-covid-19
news

Trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng tiêm vắc xin Covid-19?

Chủ nhật, 31/10/2021 | 10:26:26
1,786 lượt xem

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29.10 về 'Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em'.

Theo hướng dẫn này, khi khám sàng lọc, trước tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em, nhân viên y tế cần đo thân nhiệt, nhịp tim. Cần đánh giá sức khỏe thông qua bảng kiểm với 8 yếu tố sàng lọc: tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin; đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; tiền sử dị ứng với bất kỳ tác nhân nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; trẻ từng có dị ứng phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ tác nhân nào trước đó (cần ghi rõ tác nhân dị ứng…); các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Trường THPT Củ Chi (H.Củ Chi, TP.HCM)

Nếu trẻ đủ điều kiện thì tiêm chủng ngay, khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin.

Cần trì hoãn tiêm chủng cho trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

Trẻ cần thận trọng tiêm chủng là các trường hợp có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. Cần chuyển trẻ đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi có mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; hoặc khi nghe tim, phổi bất thường; trẻ từng có dị ứng phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết vắc xin Covid-19 sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi là vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech. Việc sử dụng cho các em tương tự như với người từ 18 tuổi trở lên (0,3 ml mỗi liều tiêm, đường dùng tiêm bắp). Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách 3 - 4 tuần.

PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết thêm, tại Việt Nam hiện có 2 vắc xin là Pfizer và Moderna được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và khuyến cáo của nhà sản xuất. Các vắc xin này sử dụng cho trẻ 12 - 17 tuổi có chỉ định liều tiêm như với người lớn. Tất cả các vắc xin trước khi đưa vào sử dụng cần được kiểm định chất lượng và có giấy phép xuất xưởng theo quy định của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam tiếp cận trên 107 triệu liều vắc xin Covid-19 từ các nguồn. Ước tính, Việt Nam cần hơn 18 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho hơn 9 triệu trẻ từ 12 - 17 tuổi.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/tre-nao-can-tri-hoan-than-trong-tiem-vac-xin-covid-19-post1396286.html

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
1,027 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
1,134 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
1,131 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
1,207 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,536 lượt xem