190
/
105798
Nước tăng lực có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể
nuoc-tang-luc-co-the-gay-anh-huong-xau-cho-co-the
news

Nước tăng lực có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể

Thứ 4, 03/03/2021 | 08:06:48
925 lượt xem

Nước tăng lực có tác dụng khắc phục nhanh chóng sự mệt mỏi, thế nhưng tác dụng này chỉ đạt được trong thời gian ngắn. Hấp thụ thường xuyên nước tăng lực có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Nước tăng lực có thể gây dị ứng, làm tăng nhịp tim, đau đầu, mất ngủ... Ảnh: LĐO

Nước tăng lực có thể gây dị ứng, làm tăng nhịp tim, đau đầu, mất ngủ... Ảnh: LĐO

Trong nước tăng lực có gì?

Nước tăng lực là một loại thức uống bao gồm một số thành phần có khả năng tăng cường năng lượng và hiệu suất hoạt động của não bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số các loại nước tăng lực đều có chứa nhiều caffeine – một chất có thể kích thích não bộ, giúp bạn có được sự tỉnh táo và tập trung hơn.

Caffeine được cho là tương đối an toàn khi sử dụng với liều lượng nhỏ, ví dụ như lượng caffeine có trong một tách cà phê hoặc trà. Tuy nhiên, nó có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với sức khoẻ nếu tiêu thụ với liều lượng lớn - trên 400mg caffeine.

Bên cạnh caffeine, các sản phẩm nước tăng lực còn chứa một số thành phần khác, chẳng hạn như guarana và nhân sâm. Những chất phụ gia này có thể làm tăng năng lượng của thức uống và cả những tác dụng phụ của caffeine.

Mặt khác, các loại nước tăng lực thường chứa một lượng lớn đường để hỗ trợ cho tác dụng tăng cường năng lượng.

Nước tăng lực ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Do các loại nước tăng lực đều có chứa một lượng lớn caffeine, nên có thể giúp tăng cường năng lượng tạm thời. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và có thể đi kèm với một số vấn đề sức khoẻ khác.

Quá liều caffeine có thể dẫn đến một số triệu chứng như khó thở, nhịp tim không đều, tiêu chảy, co giật hoặc sốt. Thậm chí, nó cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đối với: Những người bị dị ứng với caffeine; Phụ nữ mang thai; Những người có vấn đề về huyết áp hoặc điều hoà nhịp tim.

Lượng đường trong nước tăng lực có thể gây nên các tình trạng béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch.

Bên cạnh đó, lượng caffeine hoặc các chất giống caffeine có trong những thức uống này có thể dẫn đến các triệu chứng như cáu gắt, lo lắng, mất ngủ, tăng huyết áp hoặc tim đập loạn nhịp. Thậm chí, việc trộn lẫn nước tăng lực cùng với rượu cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khoẻ hơn. Nước tăng lực có thể làm giảm cảm giác say, dẫn đến uống rượu nặng hơn và các chấn thương liên quan đến rượu.

Nhìn chung, lượng caffeine ở mỗi loại nước tăng lực là không giống nhau. Bạn cần lưu ý, hạn chế tiêu thụ không quá 400 miligam caffeine mỗi ngày từ bất kể nguồn sản phẩm tăng lực nào.

Ngoài ra, nước tăng lực cũng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu con bạn đang có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tim hoặc cao huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho các bé sử dụng nước tăng lực.

Giải pháp thay thế nước tăng lực

Trong trường hợp bạn thường xuyên mệt mỏi hoặc mất hết năng lượng, bạn có thể cân nhắc một số cách lành mạnh hơn để tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Cố gắng ngủ đủ giấc

Điều chỉnh các thói quen hoạt động thể chất và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có tự nhiên trong một số thực phẩm, chẳng hạn như magie, có thể giúp cơ thể sản sinh năng lượng. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như rau, trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua.

Nếu những phương pháp này không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đôi khi mệt mỏi có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu máu hoặc suy giáp.

Theo M.A/Lao động

https://laodong.vn/suc-khoe/nuoc-tang-luc-co-the-gay-anh-huong-xau-cho-co-the-885189.ldo

  • Từ khóa

Bệnh nhân bảo hiểm y tế mắc bệnh nào có thể lên thẳng tuyến trên?

Tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã quy định một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp...
14:15 - 29/11/2024
107 lượt xem

Chàng trai 20 tuổi hiến tạng, hai bệnh viện thần tốc phối hợp cứu người

Nam thanh niên 20 tuổi không may gặp tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não, gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người. Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh...
11:18 - 29/11/2024
172 lượt xem

5 thói quen hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

Ung thư miệng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, nướu, lưỡi hay vòm miệng. Một số thói quen hằng ngày sẽ làm...
08:20 - 29/11/2024
250 lượt xem

Vụ gần 300 ca ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bộ Y tế chỉ đạo truy xuất tận gốc

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ.
15:59 - 28/11/2024
658 lượt xem

Vì sao một số người ăn nhiều nhưng vẫn gầy?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của một người như đặc điểm tạng người dễ tích mỡ hay khó tích mỡ, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, một số bệnh lý di...
14:31 - 28/11/2024
663 lượt xem