19
/
118439
Bản quyền ca khúc: Bức xúc do nhầm lẫn?
ban-quyen-ca-khuc-buc-xuc-do-nham-lan
news

Bản quyền ca khúc: Bức xúc do nhầm lẫn?

Thứ 4, 20/10/2021 | 14:13:40
2,044 lượt xem

Nhạc sĩ Giáng Son đang bức xúc chuyện mình bị "đánh bản quyền" với ca khúc Giấc mơ trưa mà rõ ràng chị là tác giả. Dư luận nghe qua đều rất bức xúc thay nữ nhạc sĩ. Song, các luật sư cho rằng Giáng Son đang hiểu nhầm.

Thông báo của YouTube trên kênh của Giáng Son có khẳng định đây không phải là một cảnh báo vi phạm bản quyền - Ảnh: Facebook Tạ Giáng Son

Ngày 15-10, nhạc sĩ Giáng Son đã gửi đơn kiến nghị lên Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để ủy quyền cho trung tâm này thay mặt chị thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chị trong vụ việc mà chị cho rằng mình vừa bị "đánh bản quyền" với ca khúc Giấc mơ trưa.

Tác giả bị kiện?

Trong đơn, nhạc sĩ cho biết chị mới thành lập kênh YouTube riêng mang tên "Giáng Sol Official" để chia sẻ những bài hát, album cũ mới của mình vào ngày 25-9.

Thận trọng về vấn đề bản quyền nên chị chỉ đưa bản Giấc mơ trưa được phối khí riêng với giọng ca Khánh Linh trong album đầu tiên Giáng Son được phát hành năm 2007.

"Album này tôi tự bỏ tiền làm riêng tất cả bản phối, ghi âm, mời ca sĩ, không đụng hàng ở đâu hết, không chạm bản quyền với ai. Tức là mọi bản quyền về tác giả, phối khí, thu âm là thuộc về tôi" - nữ nhạc sĩ chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Nhưng sau khi chị đưa video ca khúc Giấc mơ trưa Khánh Linh cover lên kênh của mình được vài ngày thì "có thông báo khiếu nại của BHMedia thay mặt Hồ Gươm Audio Video là chủ sở hữu bản quyền".

Chị vô cùng bức xúc vì chị không hề ký bản quyền với Hồ Gươm Audio Video và BHMedia, mọi sở hữu bản quyền với video này đều phải thuộc về chị. Phản ứng của nhạc sĩ cũng khá dễ hiểu vì video hoàn toàn của chị mà lại nhận thông báo về bản quyền.

Ngoài việc ủy quyền cho VCPMC bảo vệ quyền lợi, tác giả Giấc mơ trưa cũng đưa thông tin lên trang Facebook cá nhân phản ánh vụ việc, khẳng định chị "bị kiện".

Giáng Son cho biết sau đó BHMedia có liên hệ với chị, giải thích đó là máy quét tự động của YouTube nhưng nữ nhạc sĩ không chấp nhận lời giải thích, từ chối trao đổi vì chị ủy quyền cho VCPMC giải quyết.

"Không có chuyện đánh bản quyền"

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 19-10, đại diện BHMedia cho biết không hề "kiện" hay "đánh bản quyền" với video Giấc mơ trưa.

Đơn vị này khẳng định thư thông báo bản quyền mà nhạc sĩ nhận được là do hệ thống contentID của YouTube tự động nhận diện bản quyền, khi phát hiện có dấu hiệu giống nhau về bản ghi âm thì hệ thống YouTube tự động gửi email cho quản lý kênh.

Việc YouTube có thư như vậy cho Giáng Son là do có sự tương đồng của một số phân đoạn nhỏ trong bản hòa âm của bản ghi âm Giấc mơ trưa do nghệ sĩ Dương Thùy Anh hòa tấu đàn nhị mà BHMedia đang là chủ sở hữu với video Giấc mơ trưa do Khánh Linh cover trên kênh YouTube của Giáng Son mà hệ thống AI của YouTube so khớp tự động nhận diện ra.

Đại diện BHMedia cho biết chính đơn vị này mỗi ngày cũng nhận được hàng trăm email như vậy từ YouTube.

Thư của YouTube đều ghi rõ: "Đây không phải là cảnh báo vi phạm bản quyền. Thông báo xác nhận quyền sở hữu này không gây ảnh hưởng tới trạng thái xác nhận của bạn".

"Xác nhận bản quyền này không ảnh hưởng tới video và hoàn toàn không phải là một vụ "kiện bản quyền" hoặc "đánh bản quyền".

Sự việc này đã hoàn toàn có thể giải quyết một cách nhanh chóng và thiện chí hơn rất nhiều, nhưng những phản ánh chưa đúng sự thật trên truyền thông gần đây đã ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh và hoạt động kinh doanh của BHMedia" - đại diện BHMedia chia sẻ và cho biết khi các nhạc sĩ hiểu rõ cách phân biệt các loại bản quyền trên YouTube thì những vướng mắc và hiểu nhầm kiểu như vụ việc Giấc mơ trưa vừa qua sẽ không còn.

"Giáng Son hiểu nhầm"

Tuổi Trẻ đã liên hệ với một đại diện của VCPMC, người này xác nhận có đơn kiến nghị của Giáng Son nhưng chỉ giám đốc mới có quyền phát ngôn, tuy nhiên giám đốc hiện đang họp quốc tế không thể điện thoại.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về vụ việc này, một luật sư chuyên về bản quyền cho biết nhạc sĩ Giáng Son đã có sự hiểu nhầm, thư do YouTube gửi tự động cho tác giả Giấc mơ trưa chỉ là thư thông báo, cũng không có nội dung khuyến cáo về bản quyền, được gửi tự động. "BHMedia không làm gì sai" - vị luật sư nói.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập - thành viên cấp cao của Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự - cũng đồng quan điểm, ông cho rằng nhạc sĩ Giáng Son đã quá nhạy cảm và theo ông, khi sự việc chưa rõ ràng và chưa được hiểu đúng thì các bên cần liên lạc, trao đổi trực tiếp để giải quyết thay vì công khai trên mạng xã hội.

Theo Thiên Điểu/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/ban-quyen-ca-khuc-buc-xuc-do-nham-lan-20211020092906006.htm

  • Từ khóa

'Trang sử xưa chưa bao giờ cũ!'

Mỗi trang sử vẻ vang của dân tộc không bao giờ xưa cũ mà luôn là mạch nguồn quý giá thôi thúc các thế hệ họa sĩ hôm nay và mai sau tiếp nối sáng tạo.
08:32 - 12/05/2024
276 lượt xem

Ngành công nghiệp K-pop suy thoái!

Sao chép và thiếu sáng tạo, thiếu người thừa kế… là những gì mà truyền thông đang nhắc đến nền công nghiệp giải trí xứ kim chi (hay còn gọi là K-pop).
07:55 - 11/05/2024
862 lượt xem

Nỗ lực lan tỏa di sản tư liệu Việt Nam

Việc những bản đúc nổi trên cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nâng tổng số di sản tư liệu...
15:59 - 10/05/2024
1,235 lượt xem

Đề xuất chi hơn 256 nghìn tỉ đồng phát triển văn hóa

Bộ VH-TT-DL đề xuất chi 256.250 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong 11 năm từ 2025 - 2035, phấn đấu công nghiệp văn...
13:58 - 10/05/2024
1,346 lượt xem

Nghệ sĩ cải lương Nam, Bắc hội ngộ đờn ca tài tử ở Hải Phòng

Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9-5, tại...
14:30 - 10/05/2024
1,303 lượt xem