11
/
77085
Học sinh Việt Nam ở trường quốc tế phải học tiếng Việt
hoc-sinh-viet-nam-o-truong-quoc-te-phai-hoc-tieng-viet
news

Học sinh Việt Nam ở trường quốc tế phải học tiếng Việt

Thứ 3, 30/07/2019 | 17:28:17
784 lượt xem

Tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, chương trình tiếng Việt và Việt Nam học là bắt buộc đối với học sinh Việt.

Ngày 29/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều trong Nghị định 86 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến.

Dự thảo đề cập nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với nước ngoài, trong đó quy định nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

Với giáo dục mầm non, trẻ em Việt Nam học tại trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài phải được giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt nhằm hình thành vốn từ vựng và kỹ năng sử dụng tiếng Việt theo lứa tuổi, có khả năng lắng nghe, nói và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày. Thời lượng học chương trình này không ít hơn hai lần mỗi tuần, mỗi lần từ 25 đến 35 phút.

Học sinh một trường quốc tế ở Hà Nội tham gia hoạt động chạy từ thiện năm 2018. Ảnh: Dương Tâm

Học sinh một trường quốc tế ở Hà Nội tham gia hoạt động chạy từ thiện năm 2018. Ảnh: Dương Tâm

Đối với cấp tiểu học, học sinh phải được cung cấp kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam thông qua chương trình tiếng Việt với thời lượng không ít hơn 140 phút mỗi tuần, học ở tất cả khối lớp tiểu học.

Ngoài ra, học sinh tiểu học phải được học không ít hơn 70 phút mỗi tuần chương trình Việt Nam học trong hai năm lớp 4 và 5. Chương trình này giúp các em hiểu biết cơ bản về lịch sử, địa lý Việt Nam.

Học sinh THCS và THPT sẽ học chương trình Việt Nam học không ít hơn 90 phút mỗi tuần. Nội dung xoay quanh kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lý, văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam.

Giáo viên dạy tiếng Việt và Việt Nam học phải là người Việt Nam, ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích giảng dạy hai chương trình này bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.

Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ sinh viên Việt Nam theo học tại các cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu có vốn đầu tư nước ngoài và chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, phải học các môn bắt buộc theo quy định đối với giáo dục đại học Việt Nam.

Người học sẽ được miễn học các môn bắt buộc nếu có chứng chỉ hoặc xác nhận kết quả đã hoàn thành môn đó ở trình độ tương ứng tại đại học khác ở Việt Nam; hoặc nếu theo học chương trình liên kết đào tạo nước ngoài, học tại phân hiệu của đại học nước ngoài tại Việt Nam do bên liên kết nước ngoài cấp bằng.

Dự thảo được lấy ý kiến đến ngày 29/9.

>>Xem toàn văn dự thảo

Theo Dương Tâm/VnExpress

  • Từ khóa

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
31 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
430 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
509 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
582 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
618 lượt xem