11
/
174920
Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học
bangladesh-hang-trieu-tre-em-gai-bo-hoc
news

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Thứ 6, 10/01/2025 | 11:22:00
163 lượt xem

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.

Trẻ em gái tại Bangladesh phải bỏ học, lao động sớm để giúp đỡ gia đình.

Tuy nhiên, nhiều rào cản khiến các em không thể tiếp cận việc học và rơi vào vòng lặp đói nghèo.

Hàng triệu trẻ em gái ở Bangladesh phải bỏ học do nghèo đói, thiên tai và thiếu cơ hội tiếp cận trường lớp. Theo thống kê, vào năm 2018, khoảng 8,8 triệu trẻ em gái học tiểu học, nhưng đến năm 2023, số lượng nữ sinh trung học chỉ đạt khoảng 3,3 triệu.

Ước tính, hơn 35% trẻ em gái bỏ học. Xu hướng này không chỉ diễn ra tại khu vực nghèo, mà còn ở vùng nông thôn nơi trẻ em gái phải lao động sớm để kiếm thu nhập cho gia đình.

Em Zueana, 19 tuổi, sống ở một ngôi làng xa xôi nằm ở phía Đông Bắc Bangladesh, là người đầu tiên trong gia đình được đi học. Em được hưởng lợi từ “trường học trên thuyền”, sáng kiến giáo dục giúp trẻ em ở những ngôi làng không có trường lớp tiếp cận việc học mà không phải vượt qua những chuyến đi dài và nguy hiểm trong mùa mưa.

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cuộc sống của Zueana đã thay đổi. Em phải nghỉ học giữa chừng và chuyển đến thủ đô Dhaka để kiếm sống, dù gia đình không bao giờ ngừng hy vọng em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn nhờ học hành.

Zueana chia sẻ: “Bố em chưa bao giờ bảo em nghỉ học. Tuy nhiên, em không đủ tiền mua bút, giấy và các vật dụng học tập cơ bản. Ngoài ra, chi phí đi lại từ làng đến trường, dù là rất nhỏ, vẫn quá sức đối với gia đình em”.

Một yếu tố quan trọng khiến tỷ lệ bỏ học của trẻ em gái ở Bangladesh gia tăng là tảo hôn. Khi các cô gái bỏ học để kết hôn sớm, họ không chỉ bỏ lỡ cơ hội học hành, mà còn có nguy cơ sinh con sớm, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu giáo dục cho thế hệ tiếp theo, tạo ra một vòng lặp của nghèo đói.

Chuyên gia giáo dục Rasheda K. Choudhury nhận định: “Giáo dục rất quan trọng đối với những gia đình nghèo ở Bangladesh. Tuy nhiên, nhiều gia đình không thể chi trả phí học tập, bao gồm học phí, sách vở và phương tiện đi lại. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, tình trạng nghèo khó và nạn tảo hôn làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng”.

Ngoài ra, trẻ em gái bỏ học dễ bị bạo lực và lạm dụng. Các em thiếu kỹ năng và kiến thức để bảo vệ mình và đấu tranh cho công lý khi bị xâm hại.

Một giải pháp được các chuyên gia gợi ý là trao học bổng cho các em gái có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình “Sáng kiến dành cho trẻ em gái vị thành niên về việc học tập và trao quyền” ở Nigeria là một ví dụ thành công khi cung cấp học bổng cho 500 nghìn trẻ em gái. Các sáng kiến quốc tế như dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng góp phần duy trì tỉ lệ nữ sinh đi học, tạo một môi trường học tập an toàn và có thể tiếp cận.

Trong bối cảnh hàng triệu trẻ em gái ở Bangladesh đang bỏ lỡ cơ hội học tập do nghèo đói, tảo hôn và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ Bangladesh cần tăng cường đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là các giải pháp giúp giảm bớt chi phí học tập.

Chuyên gia giáo dục Rasheda K. Choudhury cho rằng: “Giải quyết vấn đề nghèo đói, tảo hôn và nâng cao nhận thức văn hóa về giá trị của giáo dục sẽ giúp giảm tỷ lệ bỏ học. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần tiếp tục các sáng kiến nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình nghèo và tạo cơ hội học tập cho trẻ em gái ở các vùng xa xôi”.

 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/bangladesh-hang-trieu-tre-em-gai-bo-hoc-post715221.html

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
10 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
83 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
201 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
244 lượt xem

Sinh viên học nghề tại Đức được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống 'đào tạo nghề kép', kết hợp giữa học lý...
06:35 - 10/01/2025
267 lượt xem