Quốc tế hóa giáo dục đang là xu thế phát triển của rất nhiều trường mầm non trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Quá trình này vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập toàn cầu, vừa thúc đẩy quá trình hội nhập nhằm mang lại kiến thức và trải nghiệm tiên tiến cho trẻ em.
Sự chuyển mình của giáo dục mầm non
Những năm gần đây, hệ thống giáo dục mầm non Việt Nam đã có bước chuyển mình khi không ngừng tiếp cận với mô hình giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, các trường mầm non đang nhanh chóng tìm kiếm và đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên,…
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong thời kỳ hội nhập quốc tế là việc hết sức cần thiết.
Để đạt các mục tiêu toàn diện, những nhà làm công tác giáo dục một mặt phải hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển; đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, tuân thủ tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm để đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; vận dụng các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Các trường mầm non tại Việt nam cũng bắt đầu áp dụng các mô hình giáo dục quốc tế.
Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên nền giáo dục tiên tiến của quốc tế luôn chú trọng đến phát triển nhân cách toàn diện, các em không chỉ học các môn văn hóa mà còn rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong đời sống, cũng như thúc đẩy trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng tính sáng tạo, đây là những yếu tố để các em có thể phát triển tự nhiên khả năng và tài năng cá nhân, rèn luyện kỹ năng sống cần thiết.
Hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là các quốc gia đứng đầu khu vực về phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Vì vậy, các phương pháp dạy trẻ của hai quốc gia này luôn được các quốc gia khác học hỏi và áp dụng. Từ những nét tương đồng về con người, văn hóa giữa các nước Châu Á, Việt Nam đã và đang có những sự tiếp nhận sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục với Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, nền tảng của chương trình giáo dục mầm non được các chuyên gia xây dựng bài bản, có sự liên kết chặt chẽ và tạo cảm hứng cho trẻ. Bài học giảng dạy được nghiên cứu để phù hợp với từng độ tuổi và tâm lý cho trẻ. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc khá linh hoạt, tạo mọi thuận lợi để phát triển khả năng của thế hệ trẻ, kích thích tính tự chủ, chủ động, sáng tạo của trẻ mầm non. Các môn học sáng tạo được áp dụng trên hầu hết các trường mầm non tại Hàn Quốc.
Đồng hành kinh doanh giáo dục mầm non
Sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 06-08/08 tại khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng, được tổ chức bởi Dongsim Việt Nam – đơn vị độc quyền phát triển các chương trình giáo dục bản quyền từ Hàn Quốc.
Sự kiện trên nhằm giúp những nhà làm giáo dục tại Việt Nam giải đáp cho câu hỏi “Vì sao, Hàn Quốc lại phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục mầm non?” và “Làm như thế nào để vận hành phương pháp giáo dục quốc tế một cách hiệu quả nhất?”, một sự kiện hội thảo đặc biệt, có sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực giáo dục mầm non tới chia sẻ các môn học sáng tạo mà các trường mầm non Hàn Quốc đang áp dụng, cũng như các phương pháp đổi mới mô hình giáo dục thời kỳ hội nhập quốc tế.
Dongsim Kindergarten xây dựng mô hình trường mầm non chuẩn Hàn Quốc.
Thực tế cho thấy, mô hình giáo dục tại Việt Nam tuy có bước phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa đáng kể. Dù các chương trình học quốc tế giúp phát triển tư duy cho trẻ đang được các nhà làm giáo dục mầm non ưu tiên tìm kiếm nhưng việc các trường tiếp cận với chương trình học nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do chưa được tiếp cận thực tiễn và chưa được tư vấn, đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, các chương trình đó khó có thể Việt hóa và xây dựng các nền tảng kiến thức phù hợp với trẻ em Việt Nam.
“Đồng hành kinh doanh giáo dục mầm non” cũng thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đào tạo về quản lý sales và kỹ năng thương thuyết đàm phán hàng đầu tại Việt Nam, cũng sẽ giúp những nhà làm kinh doanh giáo dục Việt Nam có định hướng và kỹ năng thu hút tuyển sinh, phương hướng vận hành để phát triển thành công trường mầm non của mình. Đây là cơ hội để các chủ nhà trường, hiệu trưởng có dịp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi lẫn nhau, qua đó cùng nhau chung tay góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của mỗi nhà trường nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Theo Lao động