11
/
73667
Bộ Giáo dục và Đào tạo ký thỏa thuận hợp tác chấm dứt bạo lực trẻ em
bo-giao-duc-va-dao-tao-ky-thoa-thuan-hop-tac-cham-dut-bao-luc-tre-em
news

Bộ Giáo dục và Đào tạo ký thỏa thuận hợp tác chấm dứt bạo lực trẻ em

Chủ nhật, 19/05/2019 | 08:33:20
775 lượt xem

Học sinh sẽ được giới thiệu phương pháp giáo dục tích cực, giúp nhận biết nguy cơ bạo lực, nâng cao năng lực tự vệ bản thân.

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học".

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi ký kết. Ảnh: Dương Tâm

Hai bên triển khai chương trình tại 14 tỉnh, thành phố gồm Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắc Nông, TP HCM và Bình Thuận nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đẩy lùi bạo lực thân thể trẻ em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng World Vision sẽ cùng đưa vào nhà trường kiến thức, kỹ năng thực tiễn giúp giáo viên và học sinh ngăn chặn bạo lực. Cụ thể, hai bên sẽ biên soạn tài liệu về giáo dục tích cực, giới thiệu phương pháp này cho đội ngũ giáo viên. Đây được đánh giá là cách dạy trẻ hiệu quả, giúp nhận biết và phát huy thái độ, hành vi tích cực mà không cần mắng mỏ hay đòn roi.

Đối với học sinh, giáo dục thay đổi hành vi được chú trọng để các em nhận biết nguy cơ bạo lực, từ đó nâng cao khả năng xử lý tình huống và năng lực tự vệ bản thân. Nội dung này được cụ thể hóa trong các hoạt động như hội thảo, tọa đàm về xây dựng gia đình, giá trị sống, kỹ năng sống; hoạt động huy động sự tham gia, sáng kiến của trẻ để chấm dứt bạo lực; chia sẻ, nhân rộng những mô hình tốt...

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo cùng Trưởng đại diện World Vision tại Việt Nam trong buổi ký thỏa thuận. Ảnh: Dương Tâm

Bà Trần Thu Huyền, trưởng đại diện Tổ chức World Vision tại Việt Nam, cho biết sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học" đã được triển khai ở 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.

"Những năm gần đây, người chăm sóc trẻ em ở Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm phương pháp giáo dục tiến bộ. Tuy nhiên, sự thay đổi nhận thức vẫn chưa đầy đủ và đồng đều trên cả nước. Vì vậy, chúng tôi muốn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để giúp giáo viên, học sinh có cách tốt nhất ngăn chặn bạo lực trong trường học.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định thỏa thuận này là quan trọng để giảm thiểu tác hại của bạo lực, xâm hại trẻ em nói chung và bạo lực học đường nói riêng. "Bạo lực trẻ em là vấn đề toàn cầu. Việc đẩy lùi phải có sự chung tay của gia đình, nhà trường và cả cộng đồng", bà Nghĩa nhấn mạnh và hy vọng thỏa thuận sẽ giúp trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, từ đó phát triển thể chất và tinh thần.

World Vision là tổ chức cứu trợ và nhân đạo Cơ đốc, hoạt động thông qua các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu. Tổ chức này có mặt ở Việt Nam từ năm 1988 với nhiều hoạt động cứu trợ khẩn cấp.

Theo Dương Tâm/VnExpress

  • Từ khóa

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
57 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
101 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
142 lượt xem

Sinh viên học nghề tại Đức được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống 'đào tạo nghề kép', kết hợp giữa học lý...
06:35 - 10/01/2025
166 lượt xem

Khắc phục bất cập trong tư vấn hướng nghiệp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 không còn đặt ra tỷ lệ 30% học sinh sau THCS học nghề như giai đoạn trước.
16:19 - 09/01/2025
524 lượt xem