11
/
73090
Cách nào bịt kẽ hở an toàn trường học?
cach-nao-bit-ke-ho-an-toan-truong-hoc
news

Cách nào bịt kẽ hở an toàn trường học?

Thứ 3, 07/05/2019 | 11:26:32
577 lượt xem

Cảnh ùn tắc phổ biến tại các cổng trường giờ tan học (Ảnh: Internet)Cảnh ùn tắc phổ biến tại các cổng trường giờ tan học (Ảnh: Internet)

GD&TĐ - Từ câu chuyện thanh niên đột nhập trường học, tấn công gây thương vong cho học sinh và giáo viên, gây chấn động tại trường tiểu học Đồng Lương (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), vấn đề an ninh trường học được quan tâm, thắt chặt hơn. Tuy nhiên, các trường cũng nêu ra những bất cập không dễ khắc phục.

Tai họa bất ngờ khó dự đoán

An toàn, an ninh trường học là một trong những vấn đề được các nhà trường luôn đặc biệt quan tâm. Hầu hết các trường đều có những quy định riêng, phù hợp với điều kiện thực tế. Trong giờ học, các trường học đều đóng cổng, có bảo vệ và không cho người lạ vào trường.

Tuy nhiên, ở vụ việc xảy ra tại Thanh Hóa mới đây, gã thanh niên đã trèo rào vào trường chém học sinh. Điều này đặt ra cho việc đảm bảo an ninh, an toàn trường học những vấn đề mới cần khắc phục để tối ưu hóa công tác đảm bảo an toàn cho học sinh (HS).

Theo Ông Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân - Hải Phòng): Tai nạn là bất ngờ và luôn khó dự đoán. Trong tình huống tương tự, HS THPT sẽ có phản ứng nhanh hơn học sinh nhỏ tuổi nhưng nếu những kẻ liều mạng vào trường thì hậu quả cũng rất khó kiểm soát.

"Hiện hầu hết các trường đều có cổng, tường rào, có bảo vệ canh 24/24h. Tuy nhiên việc cho khách vào trường chưa thật sự được kiểm soát nghiêm ngặt! Nguy hiểm ở chỗ, một số trường nội thành, do diện tích chật chội, ngay sát đường, phải mở cổng trường cho phụ huynh vào sân trường để đón con tránh ùn tắc giao thông. Nếu kẻ xấu trà trộn thì rất khó kiểm soát", bà Nguyễn Thị Thúy Minh nêu băn khoăn.

Một số vấn đề hiện nay đang được cho là bất cập đối với công tác an toàn, an ninh trường học là trong giờ học, cổng trường đóng lại, người nào muốn liên hệ phải thông qua bảo vệ. Tuy nhiên, Phòng tiếp phụ huynh của nhiều trường lại đặt trong trường. Đây cũng được coi là một bất cập đối với an ninh trường học.

Theo Bà Nguyễn Thị Thúy Minh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội), ở các trường THPT, giáo viên nam đông, HS cũng có khả năng tự vệ nhất định nên phản ứng tình huống sẽ tốt hơn ở các cấp dưới. Ở những trường mầm non, tiểu học, giáo viên đa số là nữ, HS còn nhỏ, nên các biện pháp đảm bảo an toàn trường học cần được tăng cường hơn.

Biện pháp trước mắt: Nâng cao cảnh giác

Xác định vấn đề an toàn cho học sinh là vô cùng quan trọng, nhiều trường không chỉ đóng cổng mà ngay trong sân trường cũng bố trí một hàng rào. Phụ huynh đến đón con nhất thiết không được vượt qua hàng rào này, để đảm bảo khu vực vui chơi an toàn cho học sinh, kể cả sau giờ học.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Minh, với đặc thù của trường tiểu học, sự ứng phó khi có chuyện xảy ra không thể nhanh, vì vậy cần lường trước và nâng cao cảnh giác với các tình huống có thể xảy ra. Hàng rào bao quanh trường cần xây cao, có cọc nhọn hoặc thép gai,... Thêm vào đó, phía trong tường cũng nên bố trí những công trình sử dụng, có sự giám sát thường xuyên của bộ phận thường trực hay bảo vệ.

Lo lắng đổ dồn vào khung giờ tan học, lúc này, trường mở cổng, các đối tượng xấu dễ xuất hiện, trà trộn, gây ra những hành động ảnh hưởng đến học sinh. Vì vậy, các trường thường yêu cầu ở những thời điểm này, giám thị luôn phải có mặt để phối hợp với bảo vệ khi cần thiết. Hằng ngày, đại diện Ban giám hiệu, đại diện giáo viên được phân công trực cuối giờ để quan sát tình hình, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

"Đối với các trường THPT, việc đầu tiên là nâng cao ý thức cảnh giác và kỹ năng tự vệ đối với cả giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp bảo vệ như tường rào, cổng bao. Đặc biệt, thường xuyên cử nhân viên bảo vệ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình của lực lượng Công an địa phương, kiểm soát kỹ người lạ mặt ra vào liên hệ công việc với nhà trường, đặc biệt trong giờ học.", Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) cho biết.

Cũng theo ông Quý, nhà trường thông qua UBND phường, ký hợp đồng với bảo vệ dân phố và công an phường, xã hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh, an toàn và trật tự giao thông cho học sinh vào các khung giờ cao điểm: sáng, trưa, chiều.

Vụ việc đau lòng tại trường tiểu học Đồng Lương (Thanh Hóa) là bài học cảnh giác cho tất cả các trường học nói chung. Đặc biệt, đối với nhiều trường vùng nông thôn, vùng khó, điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất còn hạn chế, lực lượng bảo vệ mỏng, thiếu nghiệp vụ.

Có nhiều nơi nhân viên bảo vệ là người đã nghỉ hưu, thậm chí là phụ nữ cứng tuổi, vừa kiêm công tác dọn dẹp vệ sinh, vừa làm bảo vệ. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn trường học để phụ huynh an tâm và học sinh thực sự được học tập, vui chơi trong "trường học hạnh phúc".

Theo Kim Thoa/GD&TĐ

  • Từ khóa

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
61 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
104 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
145 lượt xem

Sinh viên học nghề tại Đức được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống 'đào tạo nghề kép', kết hợp giữa học lý...
06:35 - 10/01/2025
169 lượt xem

Khắc phục bất cập trong tư vấn hướng nghiệp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 không còn đặt ra tỷ lệ 30% học sinh sau THCS học nghề như giai đoạn trước.
16:19 - 09/01/2025
527 lượt xem